Tự học CCNA – Lời mở đầu tự học mạng máy tính

Chúng ta sẽ đến với một Series Tự Học Mạng Máy Tính – Tự Học CCNA tại website blog “Cuongquach.com”. Với mục tiêu củng cố kiến thức cũng như tìm hiểu học hỏi kĩ năng làm việc để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực hạ tầng mạng.

Vì vậy “Series Tự Học CCNA” được ra đời dựa trên các kiến thức cá nhân, kinh nghiệm cá nhân cùng việc hệ thống hoá các nền tảng kiến thức trên mạng theo từng chủ đề CCNA. Hy vọng sẽ cực kì hữu ích cho các bạn sinh viên, cá nhân nào đang muốn thi chứng chỉ Quốc Tế CCNA hay chỉ là đang học về mạng máy tính.

1. CCNA là gì ? Chứng chỉ CCNA là gì ?

CCNA là chữ viết tắt của Cisco Certified Network Associate, là một chứng chỉ quốc tế hàng đầu về lĩnh vực mạng (network) do công ty Cisco System khoả thí và xét duyệt cấp cho người dự thi. Công ty Cisco System cung cấp hẳn các khoá học cũng như người dạy học về chứng chỉ CCNA. Nhằm giúp học viên có được những kiến thức cơ bản cùng nền tảng kĩ thuật vững chắc về mạng (networking) như mạng LAN, mạng WAN, Internet, Router, Switch, định tuyến (routing),…

Mẫu chứng chỉ Cisco CCNA Quốc Tế

Hiện tại các khoá học CCNA đã được đổi tên keyword sang “CCNAX Routing and Switching“, nhưng tên chứng chỉ cấp cho người dùng thì vẫn như cũ “Cisco Certified Network Associate“. Khi mà bạn có được chứng chỉ CCNA thì các công ty lớn như FPT, Viettel, Mobifone,… sẽ coi đó là nền tảng cơ sở về kiến thức của bạn và có nhiều cơ hội được tuyển dụng vào làm việc hơn.

Ở cùng mức độ Associate còn các hệ thống chứng chỉ khác như:

  • CCNA Routing and Switching
  • CCDA
  • CCNA Data Center
  • CCNA Security
  • CCNA Service Provider
  • CCNA Service Provider Operations
  • CCNA Video
  • CCNA Voice
  • CCNA Wireless

Hình ảnh các chứng chỉ CCNA gồm:

Các đối tượng sau được khuyên nên học CCNA

  • Các bạn sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học, điện tử viễn thông ở các trường cao đẳng, đại học
  • Các nhân viên chuyên triển khai hệ thống mạng LAN, WAN. Các nhân viên quản trị mạng trong doanh nghiệp.

Các kì thi cần đậu để được chứng chỉ CCNA Quốc tế

+ Pass 1 mã môn thi : 200-125 CCNA
+ Pass 2 mã môn thi : 100-105 ICND1 và 200-105 ICND2

Hiện từ năm 2020 thì Cisco đã thay đổi chuẩn kì thi chứng chỉ mới: Hệ thống chứng chỉ Cisco mới từ năm 2020

Tham khảo tại link : LINK

Xem thêm: Cisco thay đổi mã môn thi CCNA tháng 8/2016

Thi chứng chỉ CCNA quốc tế ở đâu?

  • Các trung tâm dạy học có hỗ trợ thi: BK, Ipmac, Vnexpert, NetPro, Robusta, VnPro,…. Các trung tâm có liên kết làm cơ sở khảo thí cho VUE, Pearson,..
  • Lệ phí thi hiện tại là $295.
  • Thời gian: 90 phút.
  • Hình thức: trắc nghiệm.
  • Ngôn ngữ được hỗ trợ gồm : Tiếng Anh, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Nga.

Học CCNA/CCNP ở đâu tốt nhất tại TP HCM

Nếu bạn có nhu cầu học offline các khoá học CCNA, CCNP được đào tạo giảng dạy bởi các Trung tâm uy tín tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Mình xin liệt kê giúp các bạn danh sách các trung tâm đó qua bài viết sau:

Xem thêm: Học CCNA/CCNP ở đâu tốt nhất tại TP HCM

2. Các nội dung học của CCNA

Các khoá học CCNA/CCNAX sẽ bao gồm các nội dung chính như dưới đây.

• LAN/WAN
• OSI and TCP/IP model
• VLANs
• Ethernet
• Switches
• Routers
• Network utilities (ping, tracert, arp)
• STP
• IP addressing
• Subnetting
• Routing protocols (RIP, EIGRP, OSPF)
• WLAN
• NAT
• ACLs

Hoặc bạn có thể tham khảo bài viết.

Xem thêm: Các nội dung học thi CCNAX

4. Một số tài liệu học CCNA

Dưới đây là một số tài liệu học tập kiến thức CCNA đã được đăng tải trên website “CuongQuach.com” . Hy vọng các bạn cảm thấy bổ ích.

+ Tiếng Anh

+ Tiếng Việt

5. Các nội dung của Serie “Tự học CCNA”

Dưới đây là danh sách liệt kê các bài viết nội dung trong phần Serie Tự Học CCNA của website “Cuongquach.com“. Nội dung có thể chưa đầy đủ, nhưng sẽ được cập nhật theo thời gian dần dần.

Lưu ý:
– Nội dung các bài viết được viết theo phong cách cá nhân và kiến thức cá nhân. Nên nếu có sai sót phần nào mong được mọi người giúp đỡ góp ý.

+ Phần mềm mô phỏng hệ thống mạng làm LAB

Hiện tại ở mức cơ bản các bạn chỉ cần download và cài đặt Cisco Packet Tracer là đủ. Nâng cao thì xài GNS3 dùng về sau.

+ Các bài viết trong Serie (bấm vào link tiêu đề bài viết)

Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi Series Tự Học CCNA – Tự Học Mạng Máy Tính cơ bản này. Hy vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Previous articleHội thảo: Chuyên gia It làm việc tại Nhật Bản như thế nào (HCM-05/08/2017)
Next article[HTML] Bảng kí tự đặc biệt trong HTML
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !