So sánh giữa Unetlab và GNS3, chương trình giả lập thiết bị mạng

Bài viết này sẽ trình bày về một số chương trình trình giả lập router Cisco nói chung, cũng như mở rộng thêm một số chương trình giả lập cho nhiều loại router, thiết bị mạng của các hãng khác nhau cho đến thời điểm hiện tại. Rồi sẽ nói về sự khác biệt và so sánh giữa Unetlab và GNS3, 2 chương trình giả lập thiết bị mạng có tiếng hiện tại.

Khi bạn nhìn vào những năm gần đây, việc mô phỏng 1 thiết bị mạng để phục vụ cho nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức hoặc test một bài lab đã được đơn giản đi rất là nhiều. Thế nhờ đâu mà chúng ta lại khoẻ hơn nhiều như vậy :

  • Mình sẽ nói sơ lược một vài chương trình mô phỏng từ cơ bản đời đầu cho tới thời điểm hiện tại.
  • So sánh chương trình giả lập Unetlab và GNS3.

gns3-vs-unetlab

1. Các chương trình giả lập router, thiết bị mạng

1.1. Dynamips

Tầm 8-10 năm về trước ta sẽ bắt gặp chương trình giả lập Dynamips. Dynamips là một chương trình giả lập router Cisco được viết bởi Christophe Fillot. Chương trình có khả năng giả lập các dòng sản phẩm của Cisco, dựa vào việc chạy trực tiếp các IOS thật của các dòng sản phẩm. Một số ưu điểm của chương trình Dynamips bao gồm:

  • Được sử dụng như là một công cụ giúp cho các học viên tham gia các khoá đào tạo của Cisco có thể thực hành trên một mô hình giả lập nhưng có tính năng như thật. Cho phép mọi người có thể làm quen dễ dàng hơn với các thiết bị của Cisco.
  • Kiểm tra được các tính năng mà các dòng sản phẩm IOS Cisco có thể hỗ trợ.
  • Kiểm tra nhanh các cấu hình giống như trên thiết bị thật.

Một số hình ảnh của Dynamips:

dynamips giả lậpHình ảnh khởi tạo thành công 2 router với dynagen

dynamips giả lập 2Hình ảnh lựa chọn giá trị Idle-pc cho Router

Dynamips hỗ trợ rất tốt trên nền tảng OS WinXP. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì gần như ít được sử dụng do hạn chế nhiều thứ như: mất nhiều thời gian setup, khả năng mở rộng thấp, không ổn định trên các nền tảng windows kế cận (Windows 7, 8, 10 …).

1.2. Packet Tracert

Trang chủhttps://www.netacad.com/about-networking-academy/packet-tracer/

Cisco Packet Tracert được chính Cisco thiết kế để hỗ trợ việc giả lập các thiết bị Router, switch, máy tính, … Hiện tại phần mềm này được Cisco cung cấp miễn phí cho người học/giảng viên.

Bạn có thể thấy một số hình ảnh về phần mềm này ở phía dưới, một số phiên bản cập nhật mới đây (phiên bản 6.0.1 trở lên) của phần mềm đã cho phép hỗ trợ thêm các dòng ISR, ASA5505, để có thể giúp người học hiểu sơ lược hoặc mô phỏng nhanh thiết bị mà không cần tốn quá nhiều tài nguyên CPU.

Hình ảnh giao diện Packet Tracert:

packet tracer giả lập

 
– Phần mềm có một vài ưu điểm như ít tốn tài nguyên, xem được đường đi gói tin, giả lập được lab ở mức cơ bản, mang đến cái nhìn tổng quát nhất cho những người học không có điều kiện mô phỏng thực tế, …

– Bên cạnh những ưu điểm thì cũng tồn tại khá nhiều hạn chế như tính năng của thiết bị, mức độ tin cậy thấp, …

1.3. GNS3

Trang chủhttps://www.gns3.com

Tiền thân của GNS3 chính là phiên bản Dynamips ở trên và GNS3 được cập nhật thêm 1 vài tính năng tiêu biểu như giao diện đồ họa.

GNS3 có thể kết hợp cùng với VMware hay Virtualbox để có thể làm được các lab có nhiều thiết bị khác nhau không chỉ switch hay router mà còn có thể là firewall hay giả lập máy tính linux, windows, …

Các phiên bản GNS3 sau này có sự nâng cấp đang kể để vừa hạn chế tiêu tốn resource máy tính mà còn tối ưu về mặt thiết bị có thể tích hợp.

Hình ảnh giao diện GNS3:

gns giả lập

1.4 Unetlab-EVE

Trang chủhttp://www.eve-ng.net

Có thể xem GNS3 ở trên gần như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho người học mạng vì có thể vừa mô phỏng mà lại có thể tích hợp được các công cụ bên thứ 3, tuy nhiên mới đây đã có một sự cải tiến vượt bậc về một thế hệ tool khác cho người học mạng chính là The Emulated Virtual Environment (EVE).

Sự kết hợp giao diện đồ họa, tối ưu hóa tài nguyên và mô phỏng gần như tất cả các thiết bị mạng của nhiều hãng khác nhau mà lại không cần phải host riêng từng máy ảo như điều từng làm với GNS3.

Giờ đây việc cài đặt một bài lab với nhiều thiết bị của các hãng khác nhau sẽ được thực hiện nhanh hơn do chỉ cần cấu hình trên một máy nhất định.

Hình ảnh Unetlab – EVE:

unetlab giả lập

2. So sánh giữa Unetlab và GNS3

Trên đây là một số chương trình giả lập phổ biến về việc thực hiện mô phỏng một hệ thống mạng của Cisco hoặc giả lập một thiết bị của các hãng khác nhau. Nhìn chung việc mô phỏng thiết bị mạng ngày nay đang trở nên vô cùng đơn giản và thuận tiện cho việc học, cho phép chúng ta có thể tiếp cận nhanh cũng như có cái nhìn trực quan hơn về mô hình mạng cùng thiết bị. Theo mình thì hiện nay GNS3 và Unetlab vẫn đang phát triển song song dù Unetlab hoàn toàn kế thừa rất nhiều ưu điểm của GNS3 và đang tạo ra những giá trị riêng của mình. Dưới đây mình sẽ so sánh một vài điểm khác biệt giữa GNS3 và Unetlab:

UnetlabGNS3
- Sử dụng trên nền web, cài đặt web server.- Bạn phải cài trực tiếp phần mềm login.
- Không phụ thuộc vào OS của máy user vì đây là 1 bản độc lập chạy trên VMware Workstation hoặc VMware Vsphere.- Phụ thuộc vào hệ điều hành mà bạn cài đặt, đôi khi sẽ không ổn định trên bản windows mới hiện nay.
- Mọi thứ bạn cần đơn giản chỉ là 1 máy server (hoặc máy ảo) duy nhất để chạy Unetlab. Tất cả các image còn lại sẽ được copy vào máy này để chạy.- Phải tạo các máy riêng lẻ và đưa chúng vào GNS3.
Sử dụng được chế độ Multi user cho phép nhiều người truy cập khác nhau, nhiều người chia sẻ cùng làm lab.- Chỉ cho phép 1 user duy nhất, chạy localhost.

 
Có thể sẽ còn nhiều ưu điểm và khuyết điểm giữa các phần mềm với nhau. Trên đây mình chỉ nếu một vài đặc điểm cơ bản để các bạn tiện nắm bắt cũng như sự khác nhau cơ bản giữa 2 chương trình giả lập thiết bị mạng Unetlab và GNS3. Ở phần tiếp theo mình sẽ hướng dẫn setup Unetlab-EVE ở mức độ căn bản: Cài đặt Unetlab để thực hành lab mạng

Previous articleGửi tin nhắn đến các user đang login với lệnh WALL trên Linux
Next articleThực hành DVWA: khai thác lổ hổng Command Injection, level security low
"Networking luôn có sức hấp dẫn và những điều mới mẻ riêng. Hãy cùng tôi chia sẻ những điều ấy" - Email: tuanmmt@gmail.com - Skype: tuanmmt . (Cộng Tác Viên mảng - Networking)