AI và Machine Learning sẽ tác động đến lĩnh vực bảo mật theo cách nào ?

AI và Machine Learning sẽ tác động đến lĩnh vực bảo mật theo cách nào ?Trí tuệ nhân tạo đã và đang phát triển nhanh chóng, vượt ra ngoài các lĩnh vực học thuật, nghiên cứu để bước vào dòng chảy thương mại, với các sản phẩm sáng tạo, giúp con người thay đổi cách tiếp cận và tận dụng thông tin. Trước vô số những ứng dụng trong đủ các lĩnh vực như phần mềm nhận dạng giọng nói, nhận dạng chữ viết, trợ lý ảo, chẩn đoán bệnh trong y tế,… bạn đã thực sự hiểu thế nào là Artificial Intelligence (AI)Machine Learning (ML), cũng như tác động của chúng lên lĩnh vực bảo mật thông tin?

ai-va-ml-tac-dong-den-linh-vuc-bao-mat

Có thể bạn cũng quan tâm chủ đề khác
Tổng quan an ninh mạng
Bảo mật thông tin là gì ? 
Các loại Hacker bạn nên biết
Top 5 website quét virus online trực tuyến
Những cuộc tấn công mạng lớn nhất Việt Nam và thế giới

ArtificiaI Intelligence và Machine Learning là gì?

ArtificiaI Intelligence và Machine Learning là gì?
ArtificiaI Intelligence và Machine Learning là gì?

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, hay AI) là trí tuệ được thể hiện bởi hệ thống máy móc với những điểm gần giống với trí tuệ con người. Những hệ thống này có các khả năng như học kiến thức mới, nhận diện và phản ứng với thông tin, hay tự tìm cách giải quyết một vấn đề.

Học máy (Machine Learning, hay ML) là một nhánh của trí tuệ nhân tạo đề cập đến công nghệ cho phép các máy tính học hỏi và thích nghi một cách tự động. Nó mô phỏng nhận thức của con người – tức là học dựa trên kinh nghiệm và khuôn mẫu.

Cách mạng công nghệ 4.0 nổ ra, chứng kiến sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ AI và ML. Các thành tựu to lớn đạt được thể hiện trong sức mạnh tính toán và sự phát triển của các mô hình như tính toán phân toán, big data, điện toán đám mây.

Các ứng dụng thương mại đầu tiên của ML được tiên phong bởi những gã khổng lồ công nghệ như Google (trong công cụ tìm kiếm), Amazon (với hệ thống gợi ý sản phẩm) và Facebook (với trang news feed). Các doanh nghiệp này đã xây dựng một kho tàng dữ liệu hành vi vô cùng quý giá từ hàng trăm triệu người dùng. Để thu thập, tổ chức, phân tích dữ liệu một cách hiệu quả, họ đã không ngừng xây dựng, phát triển và nghiên cứu thuật toán, công nghệ.

Liệu có mối liên hệ nào giữa AI với an ninh mạng?

mối liên hệ giữa AI và an ninh mạng
mối liên hệ giữa AI và an ninh mạng

AI phát triển nhanh chóng, tính ứng dụng của nó với các lĩnh vực chỉ còn phụ thuộc vào khả năng sáng tạo của con người. Các tổ chức đã bắt đầu sử dụng AI để tăng cường an ninh mạng và cung cấp nhiều biện pháp bảo vệ chống lại các tin tặc tinh vi. AI có thể tự động hóa các quy trình phức tạp để phát hiện các cuộc tấn công và phản ứng với các vi phạm trái phép. Các ứng dụng này ngày càng trở nên hữu dụng và an toàn hơn khi AI được triển khai để bảo mật.

Các sản phẩm công nghệ ứng dụng bảo mật AI có thể tự động phát hiện, phân tích và bảo vệ chống lại các cuộc tấn công nâng cao bằng cách chủ động phát hiện và ngăn chặn những kẻ tấn công. Các lỗ hổng, cách thức tấn công mới có thể được cập nhật lên hệ thống huấn luyện để máy có thể học một cách nhanh chóng.

hacker và AI
hacker và AI

Mặt khác, chính AI cũng có thể tìm ra lỗ hổng, trở thành công cụ giúp tin tặc tấn công, đánh cắp thông tin. Những kẻ tấn công cũng bắt đầu triển khai AI, lợi dụng nó vào các mục đích vụ lợi. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ dần dần xuất hiện các công cụ hack tự động, có khả năng nghiên cứu và tìm hiểu về các hệ thống được nhắm đến làm mục tiêu và xác định các lỗ hổng ngay lập tức.

Vì vậy, AIML cũng chỉ là công nghệ, việc sử dụng công vào việc gì, với mục đích gì mới là điều quan trọng. Và người quyết định điều đó lại chính là con người.

Trong phần sau, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu cách phòng chống các cuộc tấn công bằng AI như thế nào.

Về CyStack

CyStack (vn.cystack.net) là công ty an ninh mạng được sáng lập vào năm 2017 bởi các kỹ sư an ninh mạng có nhiều năm kinh nghiệm với mục tiêu tạo nên những giải pháp bảo mật thiết thực, dễ sử dụng với giá thành phù hợp với tất cả mọi đối tượng. Hiện tại, CyStack đang cung cấp nền tảng an ninh mạng CyStack Platform dành cho website trên mô hình điện toán đám mây (Software as a service).

Nguồn: CyStack

Previous articleKiểm tra dung lượng ổ cứng trên Linux với lệnh DF
Next article[Twitter là gì ?] Twitter hoạt động như thế nào?
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !