[Top] 10 loại Hacker bạn nên biết !

10 loại Hacker bạn nên biết !Cuongquach.com | Khi nhắc đến hacker, có phải trong đầu bạn sẽ hiện lên hình ảnh một anh chàng mang mặt nạ, dán mắt vào màn hình máy tính bị lấp đầy bởi những dòng code màu xanh? Chúng ta thường cho rằng, hacker là những phần tử tiêu cực trong thế giới trực tuyến. Nhưng sự thật không phải như vậy. Trong thực tế, người tốt lẫn kẻ xấu luôn tồn tại đồng thời dưới các sắc thái tính cách khác nhau và hacker cũng vậy. Cách để phân loại hacker là dựa vào hành vi, phương pháp và kỹ năng của họ.

Bài viết này giới thiệu đến bạn các loại hacker phổ biến và cả một số dạng được ít người biết đến. Hiểu rõ về hacker sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc tự bảo vệ mình trong thế giới trực tuyến !

các loại hacker

Có thể bạn quan tâm chủ đề khác
Top 5 website quét virus online trực tuyến tốt nhất
Top 12 bộ phim về các hacker mà bạn nên xem
Tầm quan trọng của bảo mật dữ liệu cá nhân
Những cuộc tấn công mạng lớn nhất Việt Nam và Thế giới

1. White hat hacker – Hacker mũ trắng

Hacker mũ trắng, được xem là các Hacker “đạo đức”. Họ là những chuyên gia an ninh mạng, hỗ trợ chính phủ và các tổ chức bằng cách thâm nhập vào hệ thống để kiểm tra liệu có lỗ hổng nào trong hàng rào bảo mật không. Trong nhiều trường hợp, họ cũng xóa virus, phần mềm độc hại cũng như chống lại hacker mũ đen và các tội phạm mạng khác.

white hat hacker
white hat hacker

2. Black Hat Hacker – Hacker mũ đen

Đối lập với hacker mũ trắng, hacker mũ đen là kẻ thù của bạn! Họ là những kẻ gây nguy hại tới cộng đồng. Hacker mũ đen thường tìm kiếm các lỗ hổng trong máy tính cá nhân, tổ chức và hệ thống ngân hàng để xâm nhập trái phép. Nếu thành công, họ có thể làm bất kì điều gì khi nắm trong tay thông tin cá nhân, dữ liệu kinh doanh và tài chính của bạn.

black hat hacker
black hat hacker

3. Gray hat hacker – Hacker mũ xám

Hacker mũ xám nằm ở ranh giới giữa hacker mũ đen và hacker mũ trắng. Mặc dù không sử dụng kỹ năng của mình để đạt được lợi ích cá nhân, nhưng họ có thể có ý tốt lẫn ý xấu. Chẳng hạn, khi một hacker mũ xám xâm nhập trái phép vào hệ thống của tổ chức và phát hiện ra lỗ hổng. Họ có thể tung nó lên mạng, hoặc thông báo cho tổ chức đó về lỗ hổng này. Tốt hay xấu hoàn toàn tùy thuộc vào bản thân họ muốn gì. Tuy nhiên, một khi họ sử dụng kỹ năng của mình nhằm đạt lợi ích cá nhân, làm phương hại đến người khác, họ sẽ “chính thức” trở thành hacker mũ đen.

Nhìn chung, vì dạng hacker này không sử dụng kỹ năng của mình để kiếm tiền trái phép, nên họ không được coi là hacker mũ đen. Mặc khác, vì họ không được ủy quyền truy cập vào hệ thống của người khác, nên cũng không được coi là hacker mũ trắng.

gray hat hacker
gray hat hacker

4. Script Kiddie – Hacker nghiệp dư

Script Kiddie là thuật ngữ dùng để chỉ những hacker nghiệp dư, không có kiến thức về các kỹ năng mã hoá. Họ thường download các công cụ có sẵn hoặc những đoạn mã do người khác tạo ra để hack. Mục đích chính của họ là gây ấn tượng với bạn bè hoặc thu hút sự chú ý.

Chính vì mục đích tầm thường đó, Script Kiddie thường không quan tâm mấy đến việc học tập, nghiên cứu. Họ chỉ hack mà không quan tâm đến quá trình, kết quả của cuộc tấn công mình tạo ra. Script Kiddies thường là tác giả của các cuộc tấn công DoS và DDoS.

script kiddies
script kiddies

5. Green hat hacker – Hacker mũ lục

Green hat hacker là những hacker nghiệp dư trong thế giới hacker trực tuyến. Họ hầu như giống Script Kiddie, điểm khác biệt là: họ luôn không ngừng học hỏi với mong muốn trở thành một hacker “chân chính”. Nghe có vẻ thú vị nhỉ?!

Chính nhờ lý do này mà bạn có thể dễ dàng xác định được Green hat hacker trong cộng đồng hacker. Họ là những người hăng hái đặt câu hỏi, theo dõi câu trả lời của bạn và tiếp tục đặt một câu hỏi khác cho đến khi các thắc mắc của họ hoàn toàn được giải đáp.

green hat hacker
green hat hacker

6. Blue hat hacker – Hacker mũ lam

Blue hat hacker là những hacker nghiệp dư giống như Script Kiddie. Họ không mong muốn hiểu biết sâu hơn và thường thực hiện các cuộc tấn công để trả thù những người gây hấn với họ. Các vụ tấn công DoS hầu hết là tác phẩm của họ. Nói như vậy thì, chỉ cần bạn không gây thù chuốc oán với ai, bạn sẽ không gặp phải loại hacker này!

blue hat hacker
blue hat hacker

7. Red Hat Hackers – Hacker mũ đỏ

Giống như hacker mũ trắng, hacker mũ đỏ cũng tìm cách chống lại hacker mũ đen. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn trong cách thức hoạt động của hai loại hacker này: hacker mũ đỏ là những chiến binh rất tàn nhẫn!

Thay vì báo cáo một cuộc tấn công nguy hiểm, họ tin tưởng vào việc hạ gục hacker mũ đen hoàn toàn. Khi phát hiện nguy hiểm, hacker mũ đỏ sẽ khởi động một loạt các cuộc tấn công mạnh mẽ ngược trở lại để tiêu diệt mã độc, khiến kẻ xâm nhập có thể phải thay toàn bộ hệ thống của chúng.

red hat hacker
red hat hacker

8. State/Nation Sponsored Hackers – Hacker được tài trợ bởi Nhà nước/Quốc gia

Họ là những người được chính phủ tuyển dụng để thâm nhập vào hệ thống bảo mật của bên thứ ba để các đánh cắp thông tin tuyệt mật. Họ được cấp nguồn ngân sách dồi dào và có thể yêu cầu các công cụ tiên tiến theo ý mình. Mục tiêu của họ là các cá nhân, công ty, các quốc gia đối thủ.

9. Hacktivist – Hacker xã hội

Nếu bạn đã từng gặp các nhà hoạt động xã hội tuyên truyền một chương trình xã hội, chính trị hoặc tôn giáo, thì xem như bạn đã gặp hacktivist – phiên bản trực tuyến của một nhà hoạt động xã hội!

Hacktivist là một hoặc một nhóm hacker vô danh – những người nghĩ rằng họ có thể mang lại thay đổi cho xã hội và thường xuyên hack cổng thông tin chính phủ và các tổ chức để thu hút sự chú ý hoặc để chống đối chính quyền.

10. Malicious Insider hay Whistleblower – Nội gián

Họ có thể là một nhân viên bình thường nhưng có mối thù với công ty; cũng có thể là một nhân viên chiến lược, bị công ty đối thủ thu mua để tiết lộ bí mật thương mại. Những hacker này thường lợi dụng vai trò của mình trong công ty để lấy đặc quyền truy cập vào hack hệ thống.

Tổng kết

Mong rằng bài viết này phần nào cung cấp cho bạn các thông tin có ích về giới hacker cũng như hiểu thêm về các loại Hacker thường gặp trên Internet. Hãy luôn ý thức và cảnh giác để bảo vệ sự an toàn của mình trên thế giới mạng bạn nhé!

Nguồn: malwarefox – https://cuongquach.com/

Previous article8 cách bảo mật Quyền riêng tư trực tuyến tốt nhất !
Next articleHướng dẫn tải tài liệu, tài nguyên ở Blog Cuongquach.com
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !