Sự khác nhau giữa Hacker và Cracker

Sự khác nhau giữa Hacker và CrackerCuongquach.comHacker và Cracker đều là những người có kiến thức sâu rộng về máy tính và mạng. Họ hiểu về sự hình thành, cách hoạt động, các ngôn ngữ lập trình, mã hóa và các vấn đề liên quan đến bảo mật.

Tuy nhiên, hai đối tượng này làm việc vì các mục đích trái ngược nhau. Một bên làm việc tốt, trong khi bên còn lại hướng đến các mục đích tiêu cực. Bài viết này sẽ định nghĩa và phân tích về HackerCracker theo ý nghĩa nguyên bản nhất của nó, được hiểu một cách đơn giản là “Hacker mũ trắng” và “Hacker mũ đen”.

khac-biet-giua-hacker-va-cracker

1. Tìm hiểu về Hacker

Hacker là gì?

Hacker là gì?
Hacker là gì?

Thuật ngữ hacker bắt nguồn từ những năm 1950, dùng để chỉ những sinh viên đã tiến hành các thử nghiệm về công nghệ nhằm mục đích nghiên cứu, học hỏi tại Học viện Công nghệ Massachusetts. Lúc này, “Hacker” mang ý nghĩa tuần túy là “người khám phá lĩnh vực máy tính và công nghệ”. Tuy nhiên, hiện tại thuật ngữ này thường được sử dụng theo nghĩa tiêu cực. Nguyên nhân xuất phát từ việc hầu hết chúng ta nhầm lẫn giữa hai khái niệm: “Hack” và “Crack”.

Phân loại Hacker

Đọc thêm: Top 10 loại Hacker bạn nên biết !

Hacker được phân loại thành nhiều dạng, trong đó hai dạng phổ biến nhất là Hacker mũ trắng và Hacker mũ đen.

Hacker mũ trắng được dùng để chỉ  “người xác định các lỗ hổng bảo mật và làm việc để khắc phục chúng”. Hacker mũ trắng chủ yếu là những lập trình viên, có chuyên môn về lập trình, ngôn ngữ máy tính và code. Họ làm việc với đạo đức nghề nghiệp và hoạt động trong giới hạn của pháp luật. Các công ty thường thuê Hacker mũ trắng nhằm các mục đích sau:

  • Tìm kiếm các lỗ hổng trong bảo mật máy tính – Internet và khắc phục chúng, cải thiện tính bảo mật của nội dung.
  • Kiểm toán và kiểm tra an ninh mạng.
  • Phát hiện, khắc phục và giảm rủi thiểu ro an ninh mạng.

Ngược lại, các Hacker mũ đen là các đối tượng xâm phạm an ninh công nghệ vì mục đích xấu được, còn được gọi là Cracker.

Hacker quan tâm đến điều gì?

Hacker thích tìm hiểu và khám phá cách hoạt động của hệ thống máy tính, lập trình và mạng. Một số khác học tập, nghiên cứu và làm việc vì đam mê trở thành hacker chuyên nghiệp. Về cơ bản, một Hacker chuyên nghiệp có thể:

  • Quen thuộc với tất cả công cụ phần mềm, kỹ thuật và code mà Cracker sử dụng.
  • Biết cách mà Cracker dùng để tấn công website và các hệ thống máy tính.
  • Thiết kế chính xác phần mềm và công cụ mà Cracker đã sử dụng để cải thiện hệ thống với các công cụ và kỹ thuật an toàn hơn.
  • Phá vỡ an ninh hệ thống một cách hợp pháp nhằm mục đích kiểm tra bảo mật.

2. Tìm hiểu về Cracker

Crackers là gì?

Crackers là gì?
Crackers là gì?

Crackers là các Hacker mũ đen hoạt động bất hợp pháp nhằm phá vỡ tính bảo mật của hệ thống máy tính và mạng. Cracker còn lách luật để truy cập và sử dụng các phần mềm mà không trả tiền bản quyền. Cũng như Hacker, Cracker có kiến ​​thức về máy tính, lập trình, phần mềm, code và sử dụng chúng làm công cụ tư lợi tiêu cực.

Cracker có thể hoạt động với tư cách cá nhân hoặc tổ chức. Họ thường đánh cắp các thông tin nhạy cảm để chiếm quyền truy cập vào tài khoản người dùng. Từ đó lạm dụng thông trên môi trường Internet, đánh cắp thông tin thẻ tín dụng, phá hủy dữ liệu, làm rò rỉ hoặc bán các thông tin quan trọng để thu lợi bất chính…

Cracker quan tâm đến điều gì?

Trong khi một số Cracker chuyên nghiệp làm việc với mục đích thu lợi bất chính thì một số khác chỉ hoạt động nhằm thể hiện khả năng của bản thân. Một Cracker thường có thể:

  • Xâm phạm an ninh máy tính và mạng vì lợi nhuận hoặc trả đũa.
  • Chiếm quyền truy cập vào các chương trình và phần mềm mà không trả tiền bản quyền.
  • Sửa đổi các phần mềm bằng kỹ thuật đảo ngược  nhằm mục đích giải trí hoặc để thể hiện kiến ​​thức và khả năng của mình.

Phân loại Cracker

Có nhiều loại cracker như Script Kiddies, Packet Monkeys, S’kiddiots, Lamers, Warez d00dz (dudes), Wannabes… Thông thường, họ ít có kỹ năng và kiến ​​thức chuyên sâu về lập trình và mã hóa. Hầu hết dựa vào các công cụ phần mềm do người khác tạo ra để bẻ khóa các lớp bảo mật mạng. Chính vì vậy, các Cracker dạng này thường không nắm được cách hoạt động của những chương trình này. Về cơ bản, họ chỉ làm hỏng các trang web và thay thế chúng bằng thiết kế của mình.

3. So sánh Hacker mũ trắng và Cracker

So sánh Hacker mũ trắng và Cracker
So sánh Hacker mũ trắng và Cracker
  • Hacker mũ trắng hoạt động với mục đích tốt, trong phạm vi đạo đức và pháp luật, trong khi Cracker thì ngược lại.
  • Hacker mũ trắng chống lại các mối đe dọa tiềm tàng mà Cracker gây ra cho hệ thống máy tính và Internet. Các Hacker chuyên nghiệp có đủ khả năng khôi phục các thiết lập bảo mật trên hệ thống mạng bị phá hoại và tìm cách nhận diện Cracker.
  • Cracker có kiến thức về về cách bẻ khóa bảo mật máy tính và mạng, nhưng họ thường không giỏi như Hacker. Họ thường chỉ tập trung vào các kỹ năng bẻ khóa, xâm nhập vào hệ thống.
  • Hacker có thể viết phần mềm, chương trình, biết nhiều ngôn ngữ và kỹ năng lập trình, hiểu cách thức xây dựng và hoạt động của các phần mềm này. Ngược lại, rất ít Cracker có đủ kỹ năng để tạo ra phần mềm và công cụ mới. Vì vậy, Cracker thường tải các chương trình tự động từ các trang web độc hại để thực hiện hành vi của mình.

Tuy nhiên, trên thực tế cũng không hiếm các Cracker với kỹ năng cao như các Hacker chuyên nghiệp. Họ chính là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh Internet vì có khả năng tạo ra các công cụ và phần mềm để khai thác tất cả điểm yếu trong các chương trình bảo mật cao. Điều này đặt ra không ít khó khăn trong việc phát hiện và tìm bắt chúng. Do đó, mọi người dùng đền cần nâng cao cảnh giác, không nên coi thường bất kỳ mối đe dọa nào từ Cracker.

Nguồn: https://cuongquach.com/

Previous articleSVG là gì ? SVG được ứng dụng như thế nào?
Next articleGPS là gì ? Ứng dụng của GPS trong kỷ nguyên công nghệ
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !