Top thắc mắc bạn cần hỏi nhà cung cấp Cloud Server trước khi sử dụng

Top thắc mắc bạn cần hỏi nhà cung cấp Cloud Server trước khi sử dụng | Bạn đang có nhu cầu thuê máy chủ Cloud Server ?! Vậy bạn có biết những thắc mắc cơ bản mà bạn cần phải được giải pháp bởi các nhà cung cấp Cloud Server hay chưa ?! Nếu chưa thì hãy đọc bài viết này để biết bạn nên hỏi những vấn đề cơ bản gì về dịch vụ Cloud Server trước khi lựa chọn sử dụng nhé.

top thắc mắc nên hỏi nhà cung cấp cloud server

Có thể bạn cũng quan tâm chủ đề khác
Những tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp Cloud Server tốt nhất
Những ưu diểm khi sử dụng Cloud Server thay vì VPS truyền thống
Lưu trữ đám mây là gì? Cloud Storage là gì ?
7 yếu tố giúp quá trình chuyển dịch sang công nghệ đám mây thành công

1. Nhà cung cấp Cloud Server có phải reseller không ?

Mọi nhà kinh doanh đều cần phát triển hệ thống đại lý bán sản phẩm dịch vụ. Nhưng trong một số trường hợp việc mua sản phẩm Cloud Server, một dịch vụ online 247, cho hệ thống doanh nghiệp hay kinh doanh online mà qua trung gian sẽ không tốt cho lắm. Vì các khâu từ support, hỗ trợ, kế toán,… đều cần được chuyển nội dung trung gian khá mất thời gian. Cũng như Reseller không thể đảm bảo cam đoan cam kết về hệ thống uptime với khách hàng tốt nhất.

Một doanh nghiệp tự thân cung cấp sản phẩm dịch vụ Cloud Server là khi họ sở hữu cơ sở hạ tầng riêng và có khả năng vận hành nó (datacenter hoặc thuê tủ rack, mạng, máy chủ,….).

2. Đội ngũ support 24/7

Nếu bạn gặp sự cố về hệ thống Cloud Server Online và trong tình trạng cấp bách, hẳn bạn sẽ muốn nhấc ngay điện thoại gọi đến số hotline support của nhà cung cấp Cloud Server. Nhưng nếu nhà cung cấp Cloud Server của bạn là nhà bán hàng trung gian thì phải mất nhiều thời gian để chuyển tiếp đến đội ngũ hỗ trợ thật sự. Còn nếu nhà cung cấp Cloud Server của bạn vốn dĩ không hỗ trợ hình thức thời gian 247 thì lại càng tồi tệ hơn khi sự cố đó phát sinh vào lúc giữa đêm.

Hãy quan tâm đến các yếu tố như : hỗ trợ 24/7 , đội ngũ hỗ trợ chính, có người thông thạo kĩ thuật support,…

3. Thời gian cam kết chất lượng dịch vụ (SLA)

Cam kết chất lượng dịch vụ ( Service Level Agreement – SLA ) là bản cam kết giữa nhà cung cấp Cloud Server và khách hàng sử dụng Cloud Server. SLA của từng nhà cung cấp dịch vụ, thường sẽ cam kết về mức độ uptime (hệ thống luôn sẵn sàng) tối thiểu ở mức 99,00%. Tức là trong một tháng nếu có sự cố phát sinh dẫn đến dừng hoạt động của Cloud Server khách hàng, thì vẫn nằm trong khoảng cho thời gian down time cho phép từ 5 phút – 432 phút (tính toán từ đơn vị tổng số phút trong tháng).

Bạn nên hỏi về tình huống : Nếu trong một tháng mà nhà cung cấp Cloud Server thường bị sự cố vượt quá con số % SLA Uptime cam kết thì bạn sẽ được bồi thường như thế nào ? Nếu xảy ra nhiều lần liên tục thì xử lý cam kết ra sao ?

4. Data Center của họ đang được đặt tại đâu ?

Trong khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, bạn cũng nên quan tâm xem Data Center mà nhà cung cấp Cloud Server đang đặt hệ thống Cloud Server của họ là ở đâu ? Data Center đó có đạt các tiêu chuẩn cao về kĩ thuật như Tier 3/4 hay không ? Tier 3 là chuẩn đánh giá năng lực hạ tầng của Data Center. Để duy trì hoạt động liên tục, hạ tầng của trung tâm dữ liệu cần có khả năng dự phòng ít nhất N+1 và phải được vận hành, bảo trì, bảo dưỡng đúng theo chuẩn. Để đạt được chuẩn Tier 3 thì hai yếu tố của Data Center sẽ phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí khắt khe

5. Chuyện gì xảy ra nếu dữ liệu của mình bị đánh cắp ?

Bạn nghĩ sao về trường hợp dữ liệu của bạn một ngày nọ bị đối thủ kinh doanh online có được trong tay ?! Hoặc mã nguồn website của bạn bị người khác sử dụng mà bạn không hề hay biết ? Nguyên nhân do đâu nhỉ !!!

Có thể hệ thống Cloud Server của bạn đã bị hacker tấn công khai thác. Nhưng cũng có thể chính nhân viên của nhà cung cấp Cloud Server vì cái lợi ích và vô trách nhiệm can thiệp vào hệ thống khách hàng trái phép để lấy đi dữ liệu cho mục đích xấu. Chuyện hoàn toàn có thể xảy ra và đã không ít trường hợp như vậy.

Hãy hỏi xem nhà cung cấp có cam kết bảo mật dữ liệu Cloud Server của bạn không ? Nếu vị phạm chính sách bồi thường như thế nào ?!

6. Họ đang sử dụng công nghệ hạ tầng điện toán đám mây nào ?

Nhà cung cấp họ đang sử dụng nền tảng công nghệ nào để xây dựng hạ tầng điện toán đám mây: OpenStack ? VMware ? KVM ? ,… Có thể bạn không biết về công nghệ đó, cũng chẳng hay nó như thế nào. Nhưng bạn hoàn toàn có thể đọc về nó với kiến thức kĩ thuật của bạn hiện có cũng có thể hình dung ra mức độ chuyên nghiệp của đội ngũ xây dựng dựa trên nền tảng điện toán đám mây của nhà cung cấp.

7. Họ có hỗ trợ tư vấn/thực hiện chuyển đổi hạ tầng đám mây cho doanh nghiệp

Tình huống kế đến của bạn là : bạn đang có một hạ tầng dịch vụ nhỏ/lớn từ VPS hoặc Hosting . Giờ bạn muốn chuyển dịch vụ đó sang server đám mây ảo hoá, nhưng không biết nên chuyển như thế nào là phù hợp ? phương thức và hoạt động thực hiện ra sao ?!

Lúc này bạn rất mong muốn nhà cung cấp Cloud Server có một đội ngũ kĩ thuật viên chuyên nghiệp sẵn sàng thực hiện chuyển đổi hệ thống cũ của bạn sang hệ thống mới Cloud Server của họ. Cũng như đội ngũ kĩ thuật hỗ trợ có thể tư vấn các hình thức, rủi ro,.. khi thực hiện di dời hệ thống sang nơi mới.

8. Kênh quản lý Cloud Server như thế nào ?

Hãy hỏi nhà cung cấp Cloud Server xem, liệu kênh quản lý Cloud Server của họ có thể quản lý thông số tài nguyên, tính năng liên quan đến dịch vụ Cloud mà bạn đang thuê không. Tiếp đến hãy quan tâm việc liệu bạn có thể truy cập kênh quản lý Cloud Server từ bất kì thời điểm nào, từ bất kì thiết bị nào thông qua trang web của nhà cung cấp hay không.

Kênh quản lý Cloud Server có theo dõi tài nguyên theo thời gian thực không ? GIao diện có trực quan và dễ sử dụng không ? …

9. OS Image hỗ trợ ra sao ?

Thông thường các Cloud Server khi được triển khai tự động đều được nhà cung cấp chuẩn bị sẵn các OS Image để triển khai nhanh chóng. Bạn cần quan tâm xem nhà cung cấp có OS Hệ ĐIều Hành mà bạn mong muốn sử dụng hay không ?! Nếu không có, thì liệu nhà cung cấp có thể hỗ trợ cài/tạo OS cho mình không ?

10. Nhà cung cấp có thâm niên bao lâu trên thị trường

Bạn hãy quan tâm nhà cung cấp Cloud Server có lịch sử hoạt động bao lâu rồi ? Được thành lập từ năm nào ? Đặc biệt hãy thắc mắc rằng dịch vụ Cloud Server là sản phẩm chủ đạo từ lúc thành lập công ty hay là sản phẩm vừa mới được đưa vào thị trường Cloud Server trong vài năm gần đây . Thâm niên bán sản phẩm Cloud Server là một điều đáng quan tâm.

11. Họ có bao nhiêu khách hàng đang sử dụng Cloud Server ?

Chúng ta không cần biết cụ thể con số là bao nhiêu ?! Mà chỉ quan tâm tham khảo là với một số lượng người dùng dịch vụ Cloud Server lớn cỡ hơn 1000 người dùng, thì hẳn nhà cung cấp Cloud Server này ít nhiều có uy tín và khả năng làm việc chuyên nghiệp với số lượng khác hàng lớn. Mà cũng có khi bộ phận sale cloud server sẽ đưa con số cao so với thực tế, nên bạn chỉ nên hỏi tham khảo xem nhà cung cấp trả lời bạn với tâm lý như thế nào.

Nguồn: https://cuongquach.com/

Previous article[AWS-News] Bản tin cập nhật từ AWS – 14/05/2018
Next article[News] Glitch – kỹ thuật tấn công ‘Rowhammer’ mới có thể hack điện thoại Android từ xa
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !