7 yếu tố giúp quá trình chuyển dịch sang công nghệ đám mây thành công

Cho đến thời điểm hiện tại, hẳn chúng ta đã vượt qua giai đoạn khó khăn, mơ hồ, hoài nghi về công nghệ đám mây (cloud computing). Giờ đây, mọi người đều tin rằng đây là yếu tố quan trọng về mặt công nghệ thông tin mà bất kỳ công ty nào cũng cần đầu tư. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn nhầm lẫn về phương thức chuyển đổi cũng như cách tốt nhất để bảo đảm cho sự đầu tư vào công nghệ đám mây.

Đây chính là chủ đề của một hội thảo trên website Cloudacademy.com cùng ông Dwayne Monroe – kỹ sư giải pháp đám mây của Microsoft tại McGraw-Hill. Mặc dù có thể dễ dàng dịch chuyển cơ sở hạ tầng IT sang đám mây, Dwayne chỉ ra rằng chúng ta cần xem xét các phương án khác khả thi hơn thay vì tự động chuyển đổi. Đó là lý do tại sao kế hoạch chuyển dịch sang công nghệ đám mây là một phần thiết yếu của bất kỳ quá trình chuyển dịch nào.

Bất kể bạn muốn chuyển dịch bao nhiêu khối lượng công việc (cơ sở dữ liệu, dung lượng lưu trữ, phép toán) – thì cũng không có công thức nào hoàn hảo nhất để chuyển đổi sang công nghệ đám mây. Thay vào đó, Dwayne tin rằng một kế hoạch kỹ lưỡng có thể đảm bảo được các khoản đầu tư vào công nghệ đám mây hiệu quả hơn. Miễn sao, các doanh nghiệp làm được 7 bước cần thiết sau.

7 yếu tố của quá trình chuyển dịch hạ tầng đám mây

Contents

1. Xác định nhu cầu

Để hiểu được vấn đề cần giải quyết, bạn cần hiểu người sử dụng nền tảng cloud hiện tại yêu cầu những gì. Hãy gắn kết chủ sở hữu dịch vụ nền tảng và người dùng với nhau để hiểu đầy đủ về điều họ quan tâm nhất.

2. Tìm nhà cung cấp tốt nhất

Bất kể bạn đang sử dụng nền tảng nào, thì cũng cần Azure, AWS, hoặc Google Cloud. Những dịch vụ này đóng vai trò là mối dây liên kết giữa hệ thống quản lý và các bộ phận khác của cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Tất cả nhằm giải thích tại sao dự án chuyển dịch này lại quan trọng và giá trị nhận được khi dự án hoàn thành là gì.

3. Lắng nghe

Đối với một chuyên gia, đôi khi họ thực hiện dự án chỉ bằng đam mê công nghệ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Nếu muốn quá trình chuyển dịch thành công, họ cần lắng nghe người dùng cuối và các nhóm người dùng công nghệ này để chọn giải pháp phù hợp.

4. Hợp tác với những chuyên gia

Mặc dù bạn có nhiều kiến ​​thức về cơ sở hạ tầng, việc kiến tạo public-cloud là tương đối mới mẻ, đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt. Dù có chuyên môn, nhưng bạn vẫn có thể không biết một số điều và không nắm bắt được các cơ hội. Hãy hợp tác với các thành viên nhiệt huyết với nền tảng mà nhóm của bạn đang theo đuổi để đạt kết quả tốt nhất.

5. Tạo ra môi trường thực nghiệm

Tiên phong Cloud Azure đã tạo ra môi trường thực nghiệm. Đây sẽ là sân chơi cho các nhà phát triển và những ai muốn tìm hiểu vai trò của nền tảng đám mây. (Lưu ý: Nếu bạn không tạo ra được các môi trường thực nghiệm (như Sandboxes hay môi trường POC), hãy triển khai một nền tảng chiến lược như để tự động hóa việc này cho bạn và các cộng sự.)

6. Phát triển một giải pháp để đáp ứng nhu cầu

Nếu bạn đang phát triển một giải pháp đám mây theo yêu cầu, thì đừng quá chú trọng vào lợi ích. Trong thời gian đầu, hãy đảm bảo quá trình chuyển dịch sang công nghệ đám mây được xử lý thông minh và kiên nhẫn.

7. Thoải mái và kiên nhẫn đi từng bước nhỏ

Đừng quá nóng vội cho dù bạn muốn thành công nhanh chóng. Bởi vì nếu bỏ qua một bước nào đó, kế hoạch chuyển dịch sang công nghệ đám mây có thể thất bại. Việc đi từng bước nhỏ và hợp lý là rất quan trọng.

Những thách thức công nghệ không phải là trở ngại duy nhất bạn phải đối mặt. Nhiều người cho rằng chuyển dịch sang công nghệ đám mây có thể gây ra rủi ro trong quá trình thực hiện. Do đó, sự kiên nhẫn, lên kế hoạch cẩn thận và tập trung vào các giải pháp sẽ là chìa khóa giúp bạn thành công.

Theo CloudAcademy

Previous articleEbook DevOps Troubleshooting Linux Server Best Practices
Next articleGiáo trình Công Nghệ Phần Mềm Tổng Hợp – Download Ebook
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !