Lưu trữ đám mây là gì ? Cloud Storage là gì ?

Cloud Storage là gì ? Lưu trữ đám mây là gì ? – Trong thế giới phẳng hiện nay thì ít nhất cũng … vài lần (không phải 1 lần đâu) bạn nghe đến các tình huống đại loại như “máy tính mình vừa hư xong, đang làm đồ án chưa kịp đưa lên Google Drive”, “Mới du lịch về, đợi up hình từ máy ảnh lên Flickr đã”, “Vô tình sưu tầm được tài liệu hay, cứ up lên Droxbox để dành đọc từ từ ”…

Tất cả các dịch vụ được người dùng lựa chọn để upload dữ liệu lên lưu trữ online đó được gọi là hình thức ‘lưu trữ đám mây‘ (Cloud Storage).

Vậy Lưu trữ đám mây là gì? ưu nhược điểm tra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé. (Khái niệm lưu trữ đám mây nghe quen quen mà sao xa vời quá!)

lưu trữ đám mây là gì - 1

Contents

1. Lưu trữ đám mây là gì?

Lưu trữ đám mây (Cloud Storage) là một hình thức sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp nào đó cho phép người dùng dịch vụ của họ có thể lưu giữ, quản lý, chia sẽ và backup dữ liệu của họ từ xa. Dịch vụ này cho phép người dùng có thể truy cập tập tin ấy bất cứ lúc nào, miễn là có truy cập internet. Dữ liệu của bạn được lưu trên server của nhà cung cấp đó và bạn sẽ sử dụng một ứng dụng desktop hoặc ứng dụng web online của họ để truy xuất đến dữ liệu của mình.

Hiện nay có rất nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây khác nhau như là: AWS, Google Drive, Droxbox, OneDrive,… Ở Việt Nam mình cũng có Fshare rất nổi tiếng.

lưu trữ đám mây là gì - 2

Có rất nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây

2. Lợi ích của lưu trữ đám mây

2.1 Đối với doanh nghiệp

Tổng chi phí đầu tư thấp: Thay vì bỏ một đống tiền ra mua phần cứng, ổ cứng và dự trù thêm một khoản phí để mở rộng, bảo trì sau này. Thì với lưu trữ đám mây bạn có thể thêm hoặc xóa bớt không gian lưu trữ theo nhu cầu và chỉ trả tiền cho những lưu trữ mình sử dụng thôi.

Giảm thời gian triển khai: Với tính năng lưu trữ đám mây, các quản trị viên chỉ cần xác định số lượng dữ liệu và tổng dung lượng lưu trữ cần thiết. Rồi tập trung làm việc khác thay vì loay hoay triển khai lưu trữ riêng cho công ty.

Quản lý thông tin dễ dàng: Bằng cách sử dụng tính năng quản lý của dịch vụ lưu trữ đám mây, bạn dễ dàng thực hiện công việc quản lý thông tin vô cùng dễ dàng phân quyền, quản trị thành viên, chia sẽ dữ liệu nội bộ, cá nhân.

Khôi phục thiệt hại: Sử dụng lưu trữ đám mây nghĩa là bạn đã có 1 bản copy dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp. Trường hợp không may dữ liệu bị hư hỏng hay mất bạn vẫn sẽ còn bản copy này.

2.2 Đối với cá nhân

Sử dụng dễ dàng: Như mình có nói ở trên, các dịch vụ lưu trữ đám mây đều cung cấp giao diện ứng dụng cho máy tính hoặc ứng dụng web online. Giao diện đều thân thiện và nhiệm vụ của bạn là kéo/thả dữ liệu của bạn từ ổ lưu trữ cục bộ vào ổ cứng lưu trữ đám mây thôi.

Băng thông: Tùy vào các dịch vụ, nhưng đa số băng thông đều cao. Thay vì bạn gửi mail cho sếp, mất khoảng thời gian để tải tập tin lên (mà còn giới hạn 25MB nữa chứ) thì bạn chỉ cần dán 1 link đến tập tin bạn lưu trữ, chia sẻ quyền xem thế là xong

Tính truy cập cao: Mọi dữ liệu chứa ở đám mây có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào thông qua internet.

Tiết kiệm chi phí: Không chỉ riêng doanh nghiệp mà cả cá nhân cũng vậy, thay vì tốn cả triệu mua ổ cứng di động chẳng hạn, bạn chỉ tốn hơn 1,000 vnđ để có 1GB dữ liệu trên mây mỗi tháng và chỉ trả cho những gì mình dùng thôi.  Quá hời.

lưu trữ đám mây là gì - 3

Những lợi ích mà lưu trữ đám mây đem lại

  1. Phân loại lưu trữ đám mây

Dịch vụ lưu trữ đám mây có thể phân thành 4 loại như sau:

Personal Cloud: Chúng ta sử dụng loại hình thức này trong cuộc sống hằng ngày để đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu trên smartphone của mình. Bạn chẳng may làm mất điện thoại thì cũng không lo mất số danh bạ hay có thể truy cập file backup trên cloud để cài đặt, đưa lên lại thiết bị mới một cách vô cùng thuận tiện.

lưu trữ đám mây là gì - 4

Sử dụng personal cloud trong cuộc sống hằng ngày mà vô tình ta cũng không nhận ra

Public Cloud: Loại hình này cung cấp tài nguyên như máy chủ hoặc storage cho bạn sử dụng thông qua internet. Với Public Cloud thì toàn bộ tài nguyên bao gồm phần cứng, ứng dụng… đều do nhà cung cấp dịch vụ này quản lý nói cách khác là tài nguyên dùng chung vì đúng như cái tên nó xây dựng mục đích phục vụ công cộng. Bạn chỉ cần bỏ tiền mua dịch vụ, việc bảo mật dữ liệu của bạn cứ để họ lo. Ưu điểm là phục vụ được đại đa số cộng đồng.

Private Cloud: Đây là loại hình dành cho doanh nghiệp và các công ty vừa và lớn. Vì đây là mô hình triển khai riêng biệt, với phần cứng mà doanh nghiệp thuê sẽ được đặt tại công ty hoặc đặt tại nhà cung cấp mà họ mua (hoặc thuê) mà không phụ thuộc bất cứ phần cứng nào đang chạy dịch vụ khác của bên nhà cung cấp. Với cơ chế đồng bộ 2 chiều, thích hợp với ứng dụng lớn như database hay hệ thống ERP vì độ trễ thấp và hiệu xuất cao. Ưu điểm lớn nhất là lưu giữ thông tin nội bộ tốt, không bị bên thứ 3 là nhà cung cấp can thiệp (mặc dù tất cả nhà cung cấp đều cam kết không can thiệp dữ liệu khách hàng).

Hybird Cloud: Là sự kết hợp giữa Public CloudPrivate Cloud. Cho phép ta lựa chọn môi trường Public hay Private linh hoạt cho ứng dụng. Mang đến cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn triển khai hơn vì sự linh hoạt mạnh mẽ kết hợp ưu điểm của cả hai loại hình. Nhược điểm là chi phí tốn kém và thời gian triển khai chắc chắn sẽ tốn kha khá thời gian.

lưu trữ đám mây là gì - 5So sánh hai loại hình lưu trữ đám mây

4. Các trường hợp sử dụng lưu trữ đám mây

Backup and reccovery: Sao lưu và phục hồi luôn là một phần quan trọng để đảm bảo dữ liệu luôn được bảo vệ và lấy lại khi cần thiết. Với yêu cầu ngày một tăng như hiện nay đó là cả một thách thức. Tuy nhiên lưu trữ đám mây mang lại chi phí thấp, độ bền cao và quy mô lớn là giải pháp thích hợp cho sao lưu, phục hồi.

lưu trữ đám mây là gì - 6

Sao lưu và phục hồi luôn cần thiết cho cả cá nhân và doanh nghiệp

Kiểm thử và phát triển phần mềm: môi trường kiểm tra và triển khai phần mềm, ứng dụng luôn đòi hỏi phải tách biệt, độc lập và mỗi môi trường cũng phải giống nhau để xây dựng, quản lý. Có một số công ty lớn đã đã tạo ra các ứng dụng có tốc độ nhanh bởi tận dụng được tính linh hoạt, hiệu suất cao và chi phí thấp của lưu trữ đám mây. Hiện nay các Developer trên thế giới cũng đang theo xu hướng chuyển sang các lựa chọn lưu trữ đám mây thay vì phải nhức đầu quản lý ở môi trường cục bộ.

Di chuyển dữ liệu đám mây: Tính sẵn sàng, độ ổn định và lợi thế về chi phí khiến các chủ doanh nghiệp bị hấp dẫn. Tuy nhiên với các quản trị viên quản lý việc lưu trữ, sao lưu, bảo mật lo ngại việc phải di chuyển một lượng lớn dữ liệu lên đám mây hoặc ngược lại vì sợ mất thời gian, bảo mật… Hiện nay có một số nhà cung cấp ra mắt dịch vụ di chuyển dữ liệu lớn đến đám mây với băng thông cao, giải quyết được vấn đề thời gian và cả bảo mật.

lưu trữ đám mây là gì - 7

Không còn lo lắng khi lưu trữ dữ liệu lớn nữa

  • Sự tuân thủ: Việc lưu trữ dữ liệu trên “mây” sẽ làm các doanh nghiệp băn khoăn về quy định, chính sách đặc biệt của nhà cung cấp khi dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống tuân thủ các quy định được đặt ra. Với các dịch vụ mới của lưu trữ đám mây ở một số nhà cung cấp có thể cho phép bạn kiểm soát quyền, quy định đặt ra cho dữ liệu cá nhân, nội bộ thông qua chính sách khóa.
  • Dữ liệu lớn: dữ liệu lớn lên theo thời gian đòi hỏi các các giải pháp mới vì giải pháp truyền thống không phù hợp nữa với chi phí, hiệu suất và khả năng mở rộng. Các dữ án với dữ liệu lớn (big data) phải có hồ chứa dữ liệu (data lakes) để lưu trữ. Hồ chứa dữ liệu được xây dựng trên lưu trữ đối tượng (object storage) giữ thông tin ở dạng nguyên bản và bao gồm siêu dữ liệu phong phú cho phép khai thác có chọn lọc để phân tích. Hồ chứa dữ liệu trên “mây” thường nằm trong vị trí trung tâm của kho dữ liệu, tiến trình xử lý, dữ liệu lớn và công cụ phân tích.

lưu trữ đám mây là gì - 8Ưu điểm của data lake

5. Nhược điểm của lưu trữ đám mây

Có ưu điểm tất có khuyết điểm và đây là những bất cập khi sử dụng lưu trữ đám mây.

lưu trữ đám mây là gì - 9

Đâu là khuyết điểm của lưu trữ đám mây?

  • Khả năng sử dụng: Cẩn thận với việc kéo/thả, nó có thể khiến tài liệu của bạn đi hẳn luôn lên cloud (cut file) thay vì coppy file.
  • Băng thông: Một vài nhà cung cấp dịch vụ sẽ giới hạn băng thông. Vì vậy khi có ý định sử dụng lưu trữ đám mây hãy tham khảo kỹ các nhà cung cấp và tùy vào nhu cầu của mình nữa bạn nhé.
  • Khả năng truy cập: Nếu không có internet bạn sẽ bó tay thôi, không thể truy cập vào dịch vụ lưu trữ của mình được.
  • Phụ thuộc phần mềm: Nếu bạn muốn lấy file ở nhiều thiết bị khác nhau và từ một vài dịch vụ lưu trữ đám mây thì bạn cần phải tải phần mềm về để cài vào đấy.
  • Bảo mật dữ liệu: Một số doanh nghiệp sẽ cảm thấy bất an khi dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp có thể nằm chung nơi lưu trữ với tổ chức khác, và còn bất an với cả nhà cung cấp dịch vụ nữa chứ. Đó là chưa kể trong quá trình di chuyển dữ liệu từ cục bộ lên đám mây chẳng may bị kẻ xấu xâm nhập dữ liệu công ty hoặc các nhân và lấy cắp thông tin đó. (http://www.securityweek.com/man-cloud-attacks-leverage-storage-services-steal-data)

6. Tổng kết

Nhìn chung lưu trữ đám mây mang lại lợi ích nhiều hơn. Nếu biết cách sử dụng cẩn thận và chính xác với nhu cầu của mình thì đúng là một bước tiến lớn của công nghệ trong cuộc sống và công việc phải không nào. Còn bạn suy nghĩ thế nào hãy chia sẽ bằng cách để lại comment tại ‘Cuongquach.com‘ nhé.

Quách Chí Cường (VINADATA.VN)

Previous articleEbook Pro Linux System Administration 2nd Edition PDF
Next articleHướng dẫn tạo Reseller trên Direct Admin
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !