Kiến trúc sư Cloud – mấu chốt để thành công với Cloud Computing

Kiến trúc sư Cloud – mấu chốt để thành công với Cloud ComputingCuongquach.com | Khi vai trò của điện toán đám mây ngày càng trở nên quan trọng và phức tạp, thì các kiến ​​trúc sư Cloud là người sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro và đảm bảo quá trình chuyển đổi sang điện toán đám mây một cách thành công và tiết kiệm.

kiến trúc sư cloud

Có thể bạn quan tâm chủ đề khác
Những tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp cloud server tốt nhất
Top 5 kỹ năng cloud dân IT cần có trong năm 2018
7 website giáo dục trực tuyến quốc tế tuyệt vời cho dân IT
Những lợi ích của Private Cloud mà doanh nghiệp nên biết
Top thắc mắc bạn cần hỏi nhà cung cấp Cloud Server trước khi sử dụng

Kiến trúc sư Cloud là ai?

Khi điện toán đám mây (cloud computing) phát triển, cần có người chịu trách nhiệm quản lý kiến trúc cloud computing trong toàn bộ tổ chức. Người đó được gọi là kiến trúc sư Cloud (Cloud Architect). Kiến trúc sư Cloud sẽ quản lý tất cả mọi thứ liên quan đến Cloud computing như nền tảng front-end, server, storage, network,…

Vai trò của một kiến trúc sư Cloud

Theo báo cáo của RightScale: Trong năm 2018, có khoảng 81% doanh nghiệp triển khai multi-cloud và 38% chọn public cloud là ưu tiên hàng đầu – tăng hơn so với 29% vào năm 2017. Ngoài ra, số lượng kiến trúc sư Cloud cũng tăng từ 56% (2017) lên 61%.

Việc áp dụng Cloud computing là đa chiều và phải được vận hành nhiều năm, chứ không chỉ trong một thời gian ngắn nhất định. Chính sự phức tạp của Cloud computing đòi hỏi mỗi tổ chức phải có một leader dẫn dắt cả nhóm, đảm bảo việc triển khai diễn ra suôn sẻ. Vậy nên, điều mà họ cần làm ngay lúc này, là tìm cho mình một kiến trúc sư Cloud tài ba” – trích báo cáo “Phân tích vai trò và kỹ năng của kiến trúc sư Cloud” năm 2016 của Kyle Hilgendorf (Gartner).

Nhiệm vụ của kiến trúc sư Cloud

Theo Gartner, ba nhiệm vụ chính của một kiến trúc sư Cloud là:

  • Thay đổi tư duy sử dụng dịch vụ điện toán đám mây – triển khai Cloud
  • Phát triển và phối hợp kiến ​​trúc Cloud
  • Phát triển chiến lược Cloud

Ngoài ra, hằng ngày kiến trúc sư Cloud còn đảm đương các công việc:

  • Phát triển kỹ năng cần thiết về hệ thống Cloud
  • Tiếp cận ứng dụng, phần mềm và phần cứng cloud
  • Tạo một nhóm “cloud broker”
  • Tìm kiếm phương pháp tốt nhất cho hệ thống cloud
  • Chọn nhà cung cấp cloud và dịch vụ bên thứ ba tốt nhất
  • Giám sát quản trị và giảm thiểu rủi ro
  • Làm việc chặt chẽ với team bảo mật để theo dõi chính sách và phát triển thủ tục phản ứng sự cố
  • Quản lý ngân sách và chi phí ước tính
  • Vận hành mở rộng hệ thống

Mức lương của một kiến trúc sư Cloud

Theo dữ liệu từ PayScale, mức lương trung bình của kiến trúc sư Cloud là $124,923 mỗi năm, dao động từ $82.309 đến $185,208 tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng và công ty của họ.

Kiến trúc sư Cloud cần có kỹ năng gì?

Các kiến trúc sư Cloud có trách nhiệm thương lượng với đối tác về các dịch vụ phần cứng, phần mềm và các công nghệ đám mây khác. Đây là lĩnh vực không ngừng phát triển, đòi hỏi người phụ trách phải nắm bắt các xu hướng công nghệ mới nhất.

Kiến trúc sư Cloud cần có cả năng lực kỹ thuật lẫn phi kỹ thuật. Đồng thời, họ phải là một đồng nghiệp tốt, để có thể làm việc với nhiều phòng ban khác nhau trong công ty” – Kyle Hilgendorf cho biết.

Ngoài khả năng giao tiếp và năng lực vận hành Cloud linh hoạt, một kiến trúc sư Cloud còn phải nắm kỹ thuật và các kỹ năng mềm khác cần thiết cho công việc như:

  • Kiến trúc ứng dụng
  • Phối hợp và tự động hóa
  • Quản trị
  • Kiến trúc tích hợp
  • ITSM/ITOM
  • Outsourcing và external hosting
  • Bảo mật
  • Giao tiếp và hợp tác
  • Trải nghiệm vertical
  • Uỷ thác
  • Kinh nghiệm tài chính và pháp lý
  • Quản lý tài chính và nhà cung cấp
  • Điều hành chương trình
  • Tư tưởng lãnh đạo và thay đổi tổ chức

Làm thế nào để trở thành một kiến trúc sư Cloud?

Có rất nhiều con đường để trở thành một kiến ​​trúc sư Cloud. Ở đây, ta sẽ có một số hướng đi thích hợp chuyển sang làm Kiến trúc sư Cloud :

  • Kiến trúc sư doanh nghiệp Enterprise architects: Theo Hilgendorf, “kiến trúc sư Cloud là một hình thức khác của kiến trúc sư doanh nghiệp”. Vì vậy, sẽ dễ dàng cho những ai chuyển sang Cloud từ vai trò này. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, “công việc này chỉ phù hợp với những người có năng lực lãnh đạo thực sự”.
  • I&O (ảo hóa) : Những người có kinh nghiệm về ảo hoá hoặc về kiến trúc cơ sở hạ tầng sẽ phù hợp với vai trò kiến trúc sư Cloud. Bởi vì nhiều chương trình cloud bắt đầu từ các dự án IaaS và chắc rằng, kiến trúc sư ảo hoá sẽ là những người hiểu rõ nhất khái niệm “ảo hoá” môi trường là như thế nào.
  • Kiến trúc tích hợp Integration architecture (network, identity, service và data): Một điều cần lưu ý khi áp dụng Cloud là việc tích hợp trong toàn bộ tổ chức. Các kiến trúc sư tích hợp rất giỏi về các hệ thống phức tạp cũng như có khả năng làm việc với nhiều phòng ban.
  • Nhân viên kinh doanh Business liaisons: Tiếng nói của một salesman tài ba rất có trọng lượng trong công ty. Điều đó cũng đúng nếu như họ đề xuất công ty triển khai Cloud.

Thực tế, doanh nghiệp của bạn có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một kỹ sư Cloud ngoài công ty. Trong trường hợp đó, hãy chọn ra trong số nhân viên của bạn, người có kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp nhất với lĩnh vực này và đào tạo họ.

Đào tạo kiến ​​trúc sư Cloud

Nếu bạn là sinh viên vừa ra trường và có ý định trở thành một kiến trúc sư cloud, bạn có thể tham gia khoá học của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Còn nếu đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT, một số chứng chỉ sau có thể giúp bạn làm phong phú thêm hồ sơ xin việc của mình:

Nguồn: CIO – Translate: https://cuongquach.com

Previous articleTập đoàn y tế lớn nhất Singapore bị tấn công, 1,5 triệu hồ sơ bệnh nhân bị đánh cắp
Next article[AWS-News] Bản tin cập nhật từ AWS ngày 23/07/2018
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !