20 thuật ngữ Internet phổ biến nhất bạn cần biết

20 thuật ngữ Internet phổ biến nhất bạn cần biếtCuongquach.com | Internet là sự kết nối rộng lớn của hàng triệu thiết bị thông qua các mạng máy tính, chứa đựng một lượng thông tin khổng lồ. Đối với người dùng mới sử dụng Internet, việc hiểu một số thuật ngữ thông dụng sau là rất cần thiết.

thuat-ngu-internet-pho-bien

1. Browser

Browser 
Browser

Mỗi trang web có một URL riêng biệt, vì vậy cần có một công cụ để chuyển đổi mã html và xml thành nội dung có thể đọc được và hiển thị chúng trên thiết bị của người dùng, đó chính là Browser – Trình duyệt web.

Ngoài chức năng duyệt web, Browser còn hỗ trợ người dùng tương tác với các nội dung đó. Các trình duyệt web phổ biến nhất là Chrome, Firefox, Internet Explorer, Microsoft Edge và Safari.

2. Web page

Web page 
Web page

Khi bạn truy cập bằng trình duyệt, website sẽ hiển thị. Nội dung Web-page có thể bao gồm hình ảnh, âm thanh, văn bản và cả các liên kết, quảng cáo. Nếu nhấp vào quảng cáo hoặc liên kết, bạn sẽ được điều hướng đến một trang web khác. Nhiều Web-page viết về cùng chủ đề sẽ tạo thành một website.

3. URL

url
url

URL được xem là địa chỉ của trang web, có định dạng đầy đủ là http://www.examplewebsite.com/mypage và thường được rút ngắn thành www.examplewebsite.com/mypage.

URL bao gồm ba phần:

  • Protocol: Giao thức là phần kết thúc bằng //:, hầu hết các trang web sử dụng giao thức http hoặc https.
  • Host: Máy chủ lưu trữ hay còn gọi tên miền cấp cao nhất, thường kết thúc bằng .com, .net, .edu hoặc .org,…
  • Filename: Tên tệp hoặc tên trang.

4. HTTP và HTTPS

HTTP và HTTPS
HTTP và HTTPS

HTTP là giao thức truyền tải siêu văn bản dùng để truyền tải dữ liệu từ Web-server đến các trình duyệt web và ngược lại. HTTPS là giao thức HTTP có bổ sung thêm SSL hoặc TLS nhằm tăng tính bảo mật cho quá trình truyền tải dữ liệu.

Hiện nay, hầu như mọi website thương mại điện tử/giao dịch/thanh toán… đều sử dụng https để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro bị đánh cắp dữ liệu.

5. HTML và XML

HTML và XML
HTML và XML

HTML là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, được sử dụng trong lập trình web. người dùng Internet đơn thuần không cần tìm hiểu sâu về ngôn ngữ này vẫn có thể sử dụng internet như thường.

XML là ngôn ngữ đánh dấu mở rộng. Nó được xem là họ hàng của HTML nhưng tập trung vào việc thiết kế danh mục và cơ sở dữ liệu cho nội dung trang web.
XHTML là sự kết hợp giữa HTML và XML.

6. Địa chỉ IP

Địa chỉ IP
Địa chỉ IP

Địa chỉ IP dùng để nhận dạng các thiết bị khi chúng tương tác với nhau trên mạng máy tính. Mỗi thiết bị sẽ có một địa chỉ IP riêng, để theo dõi và truy xuất khi có hoạt động bất thường. Thông thường, địa chỉ IP được gán tự động và thường có dạng 202.3.104.55 hoặc 21DA: D3: 0: 2F3B: 2AA: FF: FE28: 9C5A.

7. ISP

ISP
ISP

Để truy cập internet, bạn cần một nhà cung cấp dịch vụ Internet, đó chính là ISP (Internet Service Provider). Các ISP cung cấp nhiều dịch vụ với mức giá khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Bạn có thể chọn gói đắt hơn cho kết nối Internet tốc độ cao nếu muốn xem phim online hoặc chọn gói rẻ hơn nếu chỉ dùng Internet để duyệt web và gửi email.

8. Router

Router 
Router

Router – Bộ định tuyến là thiết bị dùng để gửi các gói dữ liệu qua một liên mạng và đến các thiết bị đầu cuối để kết nối các thiết bị này với nhau. Thông thường, ISP sẽ cung cấp bộ định tuyến thích hợp với gói dịch vụ Internet của bạn.

9. Email

Email
Email

Email – Thư điện tử là một dạng tin nhắn được gửi từ một người đến một hoặc nhiều người nhận khác thông qua Internet. Email thường được quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ webmail, phổ biến nhất là Gmail, Yahoo Mail, Microsoft Outlook, Apple Mail.

10. Spam và Filter

Spam và Filter
Spam và Filter

Nếu đã từng sử dụng email, chắc hẳn bạn đã gặp qua thư Spam. Spam được viết tắt từ cụm Stupid Pointless Annoying Messages, nghĩa là những tin nhắn phiền toái, vô nghĩa và ngu xuẩn.

Spam có hai loại chủ yếu, Spam quảng cáo gây nhiều phiền toái và Spam mail rất nguy hiểm của bọn tin tặc. Thường thì các nhà cung cấp dịch vụ email sẽ tích hợp sẵn bộ lọc Spam mail trong dịch vụ của mình. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối, bạn cần cẩn trọng trước khi mở các email lạ để tự bảo vệ mình.

11. Social Media

Social Media
Social Media

Social Media là thuật ngữ chỉ chung cho tất cả các công cụ trực tuyến cho phép người dùng tương tác với người dùng khác. Các mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là Facebook , Twitter, LinkedIn, YouTube, Instagram, Pinterest, Snapchat, Tumblr, Reddit…

12. E-commerce

E-commerce
E-commerce

E-commerce (Thương mại điện tử) là hoạt động giao dịch mua – bán được tiến hành trực tuyến thay vì theo phương thức truyền thống. Hiện nay, bạn hầu như có thể mua được mọi thứ tại nhà chỉ với vài cú click chuột. Tuy nhiên, bạn hãy thận trọng khi mua sắm qua mạng và chỉ nhập thông tin tài khoản ở các trang web có sử dụng dịch vụ HTTPS để mã hóa thông tin cá nhân.

13. Mã hóa và xác thực

Mã hóa và xác thực
Mã hóa và xác thực

Có hai phương thức để bảo đảm an toàn dữ liệu, là mã hóa và xác thực.

Mã hóa là việc sử dụng các công thức toán học để biến dữ liệu riêng tư thành các Gobbledygook mà chỉ những người trong cuộc mới giải mã được.

Xác thực cũng liên quan đến mã hóa – đây là cách thức mà máy tính dùng để xác minh rằng “You are who you say you are”.

14. Download

Download
Download

Download là thuật ngữ mô tả việc tải một cái gì đó trên internet (hình ảnh, âm nhạc hoặc phần mềm…) về thiết bị của bạn. Dung lượng file bạn muốn download càng lớn thì thời gian download càng lâu, tùy thuộc vào tốc độ đường truyền Internet.

15. Cloud Computing

Cloud Computing
Cloud Computing

Cloud Computing (điện toán đám mây) là mô hình dịch vụ cho phép người dùng truy cập các tài nguyên dùng chung như server, lưu trữ, ứng dụng,… một cách dễ dàng, mọi lúc mọi nơi miễn là có kết nối mạng. Công nghệ này giúp giảm thiểu chi phí lưu trữ, quản lý và tăng khả năng mở rộng, tính sẵn có của tài nguyên.

16. Firewall

Firewall
Firewall

Firewall là một hệ thống an ninh mạng dựa trên phần cứng hoặc phần mềm cùng các quy tắc kiểm soát lưu lượng ra – vào hệ thống, nhằm bảo vệ an toàn cho thiết bị. Firewall chính là hàng rào phòng vệ đầu tiên chống lại Hacker và Virus. Vì vậy, bạn phải đảm bảo firewall của mình luôn trong trạng thái bật nhé!

17. Malware

Malware
Malware

Malware là các chương trình/mã độc được thiết kế để cản trở hoạt động của hệ thống, bao gồm virus, trojan, keylogger,… Khi thâm nhập thành công vào thiết bị, Malware có thể phá hoại, đánh cắp dữ liệu và chiếm luôn quyền điều khiển thiết bị từ xa. Bạn hãy trang bị thêm các kiến thức về malware và luôn bật tường lửa để tự bảo vệ mình.

18. Trojan

Trojan
Trojan

Trojan là một loại malware ẩn mình dưới hình thức các phần mềm/ứng dụng trông có vẻ hợp pháp, lừa người dùng download về máy. Bạn cần cẩn thận trước những email lạ và các phần mềm/ứng dụng không rõ nguồn gốc để hạn chế lây nhiễm loại virus này.

19. Phishing

Phishing
Phishing

Phishing – tấn công giả mạo là phương thức lừa đảo bằng cách xây dựng các trang web trông có vẻ đáng tin cậy để lừa bạn nhập thông tin cá nhân như số tài khoản, mật khẩu, mã pin,… Nếu gặp phải trang web nào yêu cầu “You should log in and confirm this”, tốt nhất bạn nên tránh xa nó.

20. Blog

blog
blog

Blog là một dạng văn bản hiện đại được viết online. Mọi người đều có thể viết blog về các chủ đề khác nhau như nấu ăn, du lịch, sức khỏe,… Thông thường, Blog được sắp xếp theo thời gian và không có nhiều yêu cầu về nội dung như một trang web chính thống.

Nguồn: https://cuongquach.com

Previous articleVPN có thể làm được gì cho người dùng ?
Next articleDiễn đàn SinhVienIT.net chính thức ngừng hoạt động 08 – 2019 !
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !