21 lợi ích công nghệ thông tin đem lại cho ngành bán lẻ

21 lợi ích công nghệ thông tin đem lại cho ngành bán lẻCuongquach.com | Công nghệ thông tin phát triển, bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế cũng biến đổi, nhất là trong thị trường bán lẻ. Ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức tìm đến hình thức bán hàng trực tuyến thay vì mở một cửa hàng.

Bài viết này sẽ điểm qua 21 lợi ích mà lĩnh vực bán lẻ có được từ sự phát triển của công nghệ thông tin.

it-benefits-for-retail

1. Website

Không chỉ là cầu nối thông tin, website còn góp phần gia tăng doanh số bán hàng đến 30% mỗi năm. Với  một website chất lượng, doanh nghiệp không cần thiết lập văn phòng, cửa hàng ở mọi quốc gia mà vẫn có thể tiếp cận khách hàng toàn cầu thông qua Internet.

2. Mobile App

Mobile App
Mobile App

Thiết bị di động (martphone, tablet,…) hiện đang là nền tảng điện toán mới nhất, giúp con người dễ dàng truy cập Internet mọi lúc mọi nơi. Có đến 30% người dùng truy cập Internet từ mobile để kiểm tra email và các nội dung khác. Vì vậy, doanh nghiệp nên có một ứng dụng di động (Mobile App) để mở rộng mạng lưới khách hàng.

3. Google Maps

Việc đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

4. Kết nối Social Media

Kết nối Social Media
Kết nối Social Media

Các phương tiện truyền thông xã hội (Social Media) luôn là cách hiệu quả để doanh nghiệp kết nối và tiếp cận khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp có thể tăng độ nhận diện bằng cách tạo profile trên nhiều nền tảng Social Media và kết nối với các nhóm, cộng đồng liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình.

5. Quảng cáo Social Media

Quảng bá trên Social Media là cách tuyệt vời giúp doanh nghiệp tăng doanh số, tăng mức độ hiện diện với khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy nhiều phụ nữ mua hàng chỉ bằng xem quảng cáo trên Facebook.

6. Search Engine Marketing (SEM)

Marketing trên công cụ tìm kiếm cũng là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp sẽ trả tiền cho Google quảng bá dịch vụ của mình. Khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến dịch vụ, Google Adwords sẽ hiển thị dịch vụ của doanh nghiệp đó trong kết quả tìm kiếm hàng đầu.

7. PPC – Pay-per-click

Doanh nghiệp cũng có thể trả tiền cho các website có lưu lượng truy cập cao để quảng bá dịch vụ của họ. Bởi vì hầu hết các website đều cho phép marketing theo dữ liệu cookie người dùng, đây được xem là một cách hữu hiệu để thu hút khách hàng tiềm năng.

8. PBN – Private Blog Network

Đa số người dùng thường tìm kiếm đánh giá về sản phẩm trước khi mua chúng. Các sản phẩm/dịch vụ được các blogger đánh giá tích cực chắc chắn sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn. Vì vậy, doanh nghiệp có thể trả tiền cho blogger để họ viết các bài review hấp dẫn cho sản phẩm/dịch vụ của mình.

9. Affiliate Networking

Tiếp thị liên kết được xem là cách quảng bá hiệu quả nhất hiện nay vì nó đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao vượt bậc. Theo cách này, các blogger hoặc KOL sẽ trở thành người đại diện để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp và nhận hoa hồng cho mỗi sản phẩm mà họ giới thiệu thành công đến khách hàng.

10. Digital Signage

Với Digital Signage, doanh nghiệp chỉ cần đặt một màn hình lớn ở các vị trí bắt mắt với nội dung hấp dẫn để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, cần chú ý đến vị trí đặt màn hình, nội dung hiển thị và thời gian phát quảng cáo để mang lại hiệu quả tối đa và không gây phản cảm.

11. Digital Screen

Tương tự như Digital Signage, có thể sử dụng màn hình kỹ thuật số để thay thế cho các banner trong cửa hàng. Ưu điểm lớn nhất của dịch vụ này là các dữ liệu số có thể dễ dàng thay thế, không phải lãng phí tiền vào việc in ấn tờ rơi, banner nữa.

12. Thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt

Cung cấp nhiều phương thức thanh toán khác nhau như tiền mặt, thẻ, thanh toán qua ngân hàng hoặc thanh toán trực tuyến sẽ là một ưu thế, giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh so với đối thủ.

13. Khảo sát online

Việc khảo sát (nhu cầu, phản hồi, mức độ trung thành của khách hàng,…) trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp thu thập được các thông tin cần thiết (đặc biệt là thông tin cá nhân như email, SĐT,…) một cách tiện lợi, tiết kiệm hơn so với khảo sát trực tiếp. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể để phân nhóm khách hàng và có chiến lược marketing phù hợp sau này.

14. Phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập được từ khảo sát có thể được sàng lọc và phân tích bằng các công cụ trực tuyến. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra kết luận và có chiến lược phù hợp với từng nhóm khách hàng.

15. Email Marketing

Tiếp thị qua email giúp các cửa hàng online tạo ra doanh số trung bình 8% mỗi tháng. Doanh nghiệp có thể tận dụng email thu thập được qua các cuộc sát để gửi thông tin sản phẩm/dịch vụ/khuyến mãi đến cho khách hàng.

16. Mã QR

Mã QR
Mã QR

Ngày nay, rất nhiều người dùng điện thoại di động quét mã QR để tìm cửa hàng/sản phẩm trên Internet. Vậy nên mỗi nhà bán lẻ nên có mã QR cho riêng mình. Mã này có thể được in trên sản phẩm hoặc đính kèm trong quảng cáo, banner, email tiếp thị,… ở những vị trí mà người dùng dễ dàng nhìn thấy.

17. SMS Maketing

Bằng cách yêu cầu khách hàng cung cấp số điện thoại để tích điểm khi mua hàng, doanh nghiệp sẽ có thông tin để thực hiện SMS Marketing hiệu quả.

18. Video

Các website như Youtube, Dailymotion tạo ra hàng tỷ lưu lượng truy cập mỗi tháng. Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng các mạng xã hội này tải lên video để quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ của mình.

19. Presentation

Tiếp thị trình bày là một cách hiệu quả để cung cấp thông tin cho khách hàng. Hiện nay, nhiều website như Slideshare và Linkedin đều cung cấp nền tảng cho các chương trình khuyến mãi dưới dạng dạng các bài thuyết trình bằng Word, PPT hoặc PDF.

20. Flex, Brochure

Doanh thu của một doanh nghiệp không chỉ đến từ thị trường quốc tế! Vậy nên đừng chỉ mải mê với công cuộc toàn cầu hoá, hãy thiết kế các brochure hấp dẫn và phân phối chúng trong nước để thu hút người tiêu dùng nội địa.

21. Barcode

Mã vạch được xem là bước tiến lớn trong ngành bán lẻ. Bằng cách quét mã vạch được đính sẵn trên bao bì sản phẩm, mọi thông tin về sản phẩm (tên, giá cả, thuộc tính, v.v.) sẽ hiện ra trên màn hình và giá tiền của sản phẩm cũng được tự động in ra sau đó.

Nguồn: https://cuongquach.com/

Previous articleHelm Kubernetes lưu trữ thông tin Release ở đâu ?
Next article6 lý do bạn nên lấy chứng chỉ AWS trong năm nay
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !