Tỷ lệ DAU (Daily Active Users) – MAU (Monthly Active Users) là gì?

Tỷ lệ DAU (Daily Active Users) – MAU (Monthly Active Users) là gì?Cuongquach.com | DAU (Daily Active Users)MAU (Monthly Active Users) là hai chỉ số đo lường tần suất tương tác của người dùng với sản phẩm. DAU (Daily Active Users – lượng người dùng tương tác hàng ngày) phản ánh số lượng người dùng tương tác với một sản phẩm nào đó trong một ngày. MAU (Monthly Active Users – lượng người dùng tương tác hàng tháng) cũng mang ý nghĩa tương tự, nhưng con số này được đo lường trong suốt 30 ngày.

tỷ lệ dau và mau là gì

Như vậy, DAU/MAU cho biết tỷ lệ người dùng hàng tháng tương tác với sản phẩm của bạn trong một ngày.

“Hãy chú trọng đến tỷ lệ DAU/MAU!”

Paul Graham, VC và đồng sáng lập Y Combinator: “Có một chỉ số mà bất cứ nhà lãnh đạo công ty nào cũng cần nắm rõ, đó là tốc độ tăng trưởng của công ty. Chỉ số này đặc biệt quan trọng đối với các công ty mới hoạt động. Nếu không nắm được chỉ số này, bạn sẽ không biết liệu công ty có đi đúng hướng hay không. Cách tốt nhất để tính tốc độ tăng trưởng là dựa vào doanh thu.

Riêng đối với các dự án khởi nghiệp thường không có doanh thu ở thời điểm ban đầu, thậm chí còn chịu lỗ, thì dữ liệu quan trọng nhất chính là số người dùng tích cực. Đây là chỉ số phù hợp phản ánh sự tăng trưởng của doanh thu, vì bất cứ nguồn doanh thu nào của một công ty cũng đều đến từ người dùng.

Josh Elman, thành viên của Greylock Partners: “Chúng tôi bắt đầu thu thập số liệu về tổng số người dùng hoạt động (hàng tháng/tuần/ngày) từ đó tính toán các tỷ lệ DAU/MAU hay DAU/WAU. Những chỉ số này giúp chúng tôi nắm được tần suất người dùng sử dụng sản phẩm của mình. ”

Andrew Chen thuộc Angel Investor: “Tôi có thể khẳng định rằng số người dùng trung thành với sản phẩm phản ánh mức độ thành công của sản phẩm đó.

Cách tính tỷ lệ DAU / MAU

Để tính được tỷ lệ DAU/MAU, trước hết phải xác định đối tượng nào được xem là người dùng tích cực với sản phẩm của bạn. Chẳng hạn đối với website thương mại điện tử hoặc ứng dụng mua sắm thì “người dùng tích cực” thể hiện qua số lượt giao dịch. Đối với các phương tiện truyền thông giải trí, bạn phải dựa vào số lượt xem, lượng bình luận. Còn với các công ty SaaS hay ứng dụng mobile, đó chính là số lần đăng nhập và sử dụng các dịch vụ.

Khi đã xác định được “người dùng tích cực”, bạn hãy thu thập số liệu về đối tượng này trong vòng 24 giờ và trong 30 ngày qua. Từ số liệu này, bạn có thể tính được tỷ lệ DAU/MAU (%).

Tương tự, bạn cũng có thể tính tỷ lệ DAU/WAU (Weekly Active Users) bằng cách thu thập tần suất người dùng tương tác hàng tuần (WAU) thay vì MAU.

Ví dụ:
Bạn có thể xem tỷ lệ DAU/MAU trên dashboard của CEO trong hình minh hoạ dưới đây.

Tại sao phải quan tâm đến tỷ lệ DAU/MAU?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy xem xét ưu nhược điểm của nó.

  • Ưu điểm: Tỷ lệ DAU/MAU đánh giá độ hữu dụng của sản phẩm đối với người dùng. Tỷ lệ này đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp mới thành lập, giúp họ xem xét, đánh giá khả năng giữ chân người dùng và doanh thu tiềm năng. Hơn nữa, thay vì sử dụng riêng lẻ từng chỉ số, nhìn vào tỷ lệ này, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan cần thiết để đánh giá mức độ sử dụng sản phẩm của khách hàng trên thực tế.
  • Nhược điểm: DAU/MAU được tính dựa trên việc phân tích một nhóm người dùng trong khoảng thời gian nhất định (thường là một tháng). Vì vậy, bạn không thể biết được đâu là người dùng trung thành và đâu là người đã rời đi.

Nếu bạn dùng tỷ lệ DAU/MAU cho Startup thì có thể theo dõi các yếu tố sau tuỳ trường hợp cụ thể:

  • Duy trì nhóm người dùng nhất định
  • Chi phí chuyển đổi khách hàng (CAC)
  • Tỷ lệ khách hàng rời bỏ

Tỷ lệ chuẩn DAU/MAU trong ngành

Tỷ lệ DAU/MAU này càng gần 100% thì càng tốt. Tuy nhiên, điều này rất khó đạt được. Vậy nên ta thường dùng chuẩn bình quân để đánh giá. Chuẩn này sẽ khác nhau giữa các sản phẩm, loại tương tác và giữa các ngành. Việc tính toán tỷ lệ cũng giới hạn giữa các công ty có cùng loại sản phẩm hoặc trong cùng một ngành.

Công ty đầu tư mạo hiểm Sequoia đã báo cáo tỷ lệ DAU/MAU bình quân trong ngành là 10 – 20%, chỉ có một số ít công ty đạt hơn 50% mà thôi!

Josh Elman, thành viên của Greylock Partners nhận xét: “Khi đánh giá sự tăng trưởng của một công ty khởi nghiệp, yếu tố đầu tiên chúng tôi xem xét là lượng người dùng của họ. Có nhiều cách để phát triển doanh nghiệp, tuy nhiên công ty tăng trưởng mà lượng người dùng lại không tăng thì đúng là một điều vô nghĩa.

Nguồn: geckoboard – https://cuongquach.com/

Previous articleLiệu tự động hoá có khiến IT mất việc hay không?
Next articleEbook Nhập Môn Tinh Gọn – Agile (PDF)
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !