Liệu tự động hoá có khiến IT mất việc hay không?

Liệu tự động hoá có khiến IT mất việc hay không?Cuongquach.comNhững năm gần đây, phim về trí tuệ nhân tạo (AI) xuất hiện khá nhiều, phần lớn đều khai thác khía cạnh tiêu cực, rằng AI là mối đe doạ đến việc làm và cả nhân loại. Thực tế, việc tự động hoá điều khiển bằng AI lại mang đến nhiều cơ hội hơn là hiểm hoạ. Hãy tưởng tượng đến một tương lai mà ở đó, AI làm tăng hiệu suất làm việc của các team IT, chứ không phải là thay thế họ.

liệu tự động hoá có khiến bạn mất việc không

Nhân viên IT thường dành nhiều thời gian cho các công việc mang tính định kỳ, chẳng hạn như bảo trì hệ thống. Những việc này hoàn toàn có thể được tự động hoá thay vì làm thủ công, nhất là khi khối lượng công việc ngày càng nhiều. Đây là lúc AI xuất hiện. AI không lấy mất việc làm, nó chỉ hỗ trợ các team IT giải phóng lượng công việc khổng lồ, giúp họ có nhiều thời gian để phát triển các dự án khác.

Nhiều doanh nghiệp đang từng bước tự động hoá, nhưng họ chỉ thử nghiệm với một số nhóm chức năng cụ thể, chứ không tiến hành trên diện rộng. Tuy nhiên, tự động hoá vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các CIO và doanh nghiệp, nhất là khi lượng dữ liệu trong các business task ngày càng phức tạp hơn.

Có thể bạn quan tâm chủ đề khác
9 lợi ích của việc sử dụng CDN
Kiến trúc sư Cloud – mấu chốt để thành công với Cloud Computing
Top 5 kỹ năng Cloud dân IT cần có trong năm 2018
Những lợi ích của Private Cloud

1. Lợi thế của tự động hóa

Một trong những thách thức lớn nhất mà các team IT phải đối mặt là sự cân bằng giữa quản lý và đổi mới. Tự động hoá sẽ giúp họ giải quyết vấn đề này. Nó có thể đảm đương các công việc phức tạp và lặp đi lặp lại như giám sát dữ liệu đầu vào và cơ sở hạ tầng cơ bản. Qua đó, giúp giảm gánh nặng quản lý cho các team IT. Ngoài ra, tự động hoá còn làm giảm các rủi ro xuất phát từ sự chủ quan của con người.

Lấy ví dụ cụ thể từ việc lập báo cáo kiểm toán trong các công ty tài chính. Đây là một công việc quan trọng, tốn nhiều công sức và thời gian. Với các công cụ và nền tảng tự động hoá thích hợp, việc tạo báo cáo tài chính trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, vì các báo cáo này thường thay đổi để phù hợp với các quy định mới, nên một hệ thống tự động hoá sẽ dễ dàng cập nhật các yêu cầu phát sinh. Nhờ vậy, team IT có thể tập trung vào các nhiệm vụ chiến lược như phát triển ứng dụng, thay vì mất thời gian để cập nhật thông tin!

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ thấy tự động hoá hữu ích đối với một nhóm nào đó. Trong khi thực tế, việc áp dụng tự động hoá cho một nhóm đối tượng nhỏ chỉ là biện pháp thử nghiệm ban đầu. Đây không phải là cách hiệu quả để tiến hành tự động hoá, và có thể thất bại khi được mở rộng ở quy mô toàn doanh nghiệp.

Tiến trình tự động hóa yêu cầu bạn phải dùng nhiều công cụ để giải quyết các vấn đề cụ thể. Điều này phát sinh thêm chi phí bảo trì, hợp tác nhóm và các yêu cầu kỹ năng. Ngoài ra, nó còn gây thêm sự phức tạp do vận hành bởi cơ sở hạ tầng đa dạng, từ on-premises đến publicprivate clouds và các môi trường container.

Tóm lại, việc triển khai tự động hoá trên diện rộng thực tế không hề đơn giản. Bạn cần có tầm nhìn để đưa ra quyết định sáng suốt.

2. Bảo mật và tuân thủ

Trong bối cảnh CNTT phát triển nhanh chóng như hiện nay, hầu hết các tổ chức đều kết hợp hai môi trường: on-premisepublic cloud. Tuy nhiên, chúng lại không đồng nhất với nhau. Điều này gây khó khăn cho các team IT trong việc tuân thủ các quy tắc bảo mật mà công ty hoặc chính phủ ban hành. Bản thân việc đảm bảo các quy định đã là một thách thức, lại thêm tính phức hợp tạm thời của cloudcontainer lại khá khác biệt so với cơ sở hạ tầng truyền thống. Và thường thì không phải nhóm IT nào cũng biết đến tính chất này – đây là thách thức đầu tiên .

cloud vs on-premises

Nhưng một khi doanh nghiệp đã hiểu rõ vị thế và khả năng của mình, team IT sẽ dễ dàng xác định được đối tượng nào nên được tự động hoá để đạt hiệu suất cao nhất. Song song đó vẫn đảm bảo an toàn cho cơ sở hạ tầng và đáp ứng mọi yêu cầu bảo mật. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm toán, khi ngày càng xuất hiện nhiều quy định nghiêm ngặt hơn như GDPR.

Trên thực tế, con người thường mắc lỗi trong quá trình phân phối phần mềm. Có tới 70% trong tổng số các sự cố CNTT là do nhân viên cấu hình sai hệ thống. Với tự động hoá, rủi ro này sẽ được giảm thiểu. Team IT có thể mã hoá các quy định, chính sách bảo mật và để nền tảng tự động hoá thực thi chúng. Nếu triển khai thành công, họ sẽ có nhiều thời gian để tập trung vào các ưu tiên khác trong khi vẫn đảm bảo an ninh hệ thống.

3. Những khả năng có thể xảy ra

Các chuyên gia IT có kinh nghiệm và kỹ năng vượt xa so với các nền tảng tự động. Họ là cốt lõi của một tổ chức, bắt kịp xu hướng công nghệ, hỗ trợ công ty và đồng nghiệp. Điều có đó nghĩa là tự động hoá sẽ không bao giờ thay thế được vai trò của họ.

Vậy nên, thay vì nói tự động hoá “đánh cắp” công việc của bạn, hãy nói nó giúp bạn giảm thiểu thời gian cập nhật dữ liệu, làm báo cáo kiểm toán và đảm bảo các yêu cầu bảo mật. Còn bạn, sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung sáng tạo, nâng cao kỹ năng để được mục tiêu kinh doanh!

Nguồn: https://cuongquach.com/

Previous article[FileZilla Là Gì ?] Giới thiệu về phần mềm kết nối FTP FileZilla
Next articleTỷ lệ DAU (Daily Active Users) – MAU (Monthly Active Users) là gì?
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !