Top 7 rủi ro bảo mật mà các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt

Top 7 rủi ro bảo mật mà các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt | Trước đây, tội phạm mạng thường tấn công các doanh nghiệp lớn thay vì các doanh nghiệp nhỏ ít tên tuổi. Bằng chứng là vào năm 2014, hàng loạt các doanh nghiệp lớn, ngân hàng và cả một hãng phim đã trở thành nạn nhân của chúng.

Tuy nhiên, khi an ninh mạng ngày càng được chú trọng, các tin tặc phát hiện ra rằng việc lấy cắp dữ liệu của các doanh nghiệp nhỏ sẽ dễ dàng hơn. Bởi vì doanh nghiệp nhỏ thường thiếu cơ sở hạ tầng/công cụ bảo mật mạng và các chương trình đào tạo phòng ngừa đánh cắp dữ liệu mạng. Theo Liên minh an ninh mạng quốc gia (NCSA), có 71% các cuộc tấn công bảo mật nhằm vào doanh nghiệp nhỏ. Và một nửa trong số đó là nạn nhân của các cuộc tấn công mạng. Còn theo Experian, có 60% doanh nghiệp nhỏ bị rò rỉ dữ liệu kinh doanh sau 6 tháng hoạt động.

Vì vậy, nếu bạn là IT doanh nghiệp nhỏ hay nhân viên, bạn cũng cần nắm rõ một số rủi ro bảo mật mà các doanh nghiệp nhỏ ngày nay phải đối mặt để triển khai chiến lược bảo mật thích hợp. Đây là biện pháp hữu hiệu giúp hạn chế thấp nhất khả năng bị tấn công.

7 rủi ro bảo mật doanh nghiệp nhỏ đối mặt

Có thể bạn cũng quan tâm chủ đề khác
Top chứng chỉ Linux quốc tế mà Quản trị viên nên có
Top 10 xu hướng công nghệ chiến lược trong năm 2018
Top 11 sai lầm người Quản trị hệ thống hay mắc phải
Top 14 DevOps Blog bạn nên ghé thăm mỗi ngày
Top 8 Email Blacklist bạn nên quan tâm khi email bị dính spam

Contents

1. Tấn công lừa đảo

Tin tặc thường gửi spam mail hoặc email mạo danh các tập đoàn/ngân hàng/tổ chức hợp pháp khác để đánh cắp dữ liệu. Bạn hãy cẩn thận trước khi nhấp vào các liên kết đáng ngờ trong email, đặc biệt là các email yêu cầu thông tin cá nhân hoặc thanh toán. Hãy nhớ rằng website của các doanh nghiệp hợp pháp cung cấp tùy chọn thanh toán sẽ luôn được tích hợp chứng chỉ số SSL (HTTPS). Ngoài ra, việc triển khai tường lửa cho desktop/network hay phần mềm chống spam mail sẽ hạn chế khả năng bị tấn công dạng này.

2. Mật khẩu yếu

Thực tế, có nhiều người không quan tâm đến việc bảo mật mật khẩu. Tuy nhiên, sau hàng loạt sự cố bảo mật năm 2014 đến nay, việc bảo mật mật khẩu đã trở nên cấp thiết hơn. Với các tiến bộ công nghệ, tin tặc có thể bẻ khoá hầu hết các mật khẩu. Thậm chí, theo một bài báo, 90% mật khẩu có thể bị bẻ khóa trong vài giây. Vì vậy, bạn hãy dùng mật khẩu đủ mạnh để đảm bảo an toàn.

mật khẩu yếu

3. Thiết bị chưa được vá lỗ hổng

Tất cả các phần cứng và phần mềm mà các doanh nghiệp nhỏ sử dụng đều ẩn chứa rủi ro bị tin tặc xâm nhập. Theo Shlomi Boutnaru, đồng sáng lập và CTO của CyActive thì tin tặc có thể lợi dụng các thiết bị sau để khai thác dữ liệu:
• Thiết bị mạng như bộ định tuyến, máy chủ và máy in mà có phần mềm trong hệ điều hành.
• Bản vá lỗ hổng chưa được cập nhật hoặc phần cứng của chúng không được thiết kế để cập nhật sau khi phát hiện lỗ hổng bảo mật.

4. Không mã hóa dữ liệu

Trong thời đại của mobile, BYODBig Data, thông tin ngày càng được trao đổi dễ dàng. Tin tặc sẽ có nhiều cơ hội tấn công dữ liệu của công ty bạn hơn. Vì vậy, việc mã hóa và xác thực dữ liệu là biện pháp bảo mật cần thiết. Một gợi ý cho bạn là bảo mật Xác minh hai bước.

bảo mật xác thực

5. USB

Tin tặc sẽ giả vờ đánh rơi USB có chứa phần mềm gián điệp trong bãi đậu xe của một công ty. Nếu có ai đó nhặt được và cài đặt nó vào máy tính, phần mềm sẽ được kích hoạt. Lúc này, tin tặc sẽ xâm nhập máy tính của bạn để khai thác tài nguyên công ty. Tuy không mới, nhưng vẫn có nhiều người trở thành nạn nhân của chiêu trò này.

usb chứa virus

6. Nội gián

Một nhân viên bất mãn cũng có thể trở thành mối đe doạ cho an ninh thông tin, ngay cả với các doanh nghiệp nhỏ. Theo Cortney Thompson, CTO của Green House Data thì: “Các cuộc tấn công nội bộ là một trong những mối đe dọa lớn nhất với dữ liệu và hệ thống. Nội gián, đặc biệt là các nhân viên IT – những người có quyền truy cập mạng, trung tâm dữ liệu, tài khoản quản trị, có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng“. Do đó, bộ phận nhân sự cần chú trọng việc kiểm tra sơ yếu lý lịch nhân viên trước khi tuyển dụng cũng như quan tâm nhu cầu đãi ngộ đối với nhân viên.

nội gian doanh nghiệp

7. Phần mềm độc hại

Phần mềm độc hại là mối đe dọa lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ. Thông qua các quảng cáo và các tập tin download độc hại, nó có thể làm virus xâm nhập vào máy tính, gây nguy cơ mất an toàn dữ liệu. Các doanh nghiệp nhỏ có nguy cơ rủi ro cao nhất khi ngân sách chi cho tường lửa và công cụ chống virus còn hạn hẹp. Vì vậy, hãy đảm bảo tất cả phần mềm, ứng dụng, chương trình email và trình duyệt của bạn được cập nhật thường xuyên. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đào tạo cho nhân viên nhận thức cách giảm thiểu nguy cơ bị tấn công bởi các phần mềm độc hại.

phần mềm độc hại

Vậy là bạn đã bước qua nội dung về top những rủi ro bảo mật mà doanh nghiệp nhỏ thường đối mặt. Đa phần là về nhận thức của nhân viên trong hệ thống Công Nghệ Thông Tin chung. Hy vọng hữu ích với bạn.

Nguồn: https://cuongquach.com/

Previous articleBộ IT Toolkit Quản lý Công Nghệ Thông Tin
Next articleHướng dẫn cài đặt LAMP (Linux, Apache, MariaDB, PHP) trên CentOS 7
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !