Module quang SFP là gì ? Ứng dụng của module quang SFP

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một trong những thiết bị nhỏ thường dùng để gắn các dây cáp quang của thiết bị mạng như trên Switch. Đó chính là module quang SFP ?! Vậy module quang SFP là gì và ứng dụng những gì ? Cùng tìm hiểu tại “Cuongquach.com” nhé.

module sfp

1. SFP Module là gì ?

SFP Module hay còn được gọi bằng các tên gọi khác như là SFP transceiver, module SFP hay module quang là loại module được dùng cho các thiết bị như switch, converter, DSLAM, SDH có cổng (khe, slot) theo chuẩn SFP.

Hình ảnh module SFP

 

2. Vậy chuẩn SFP là gì?

SFP là ba chữ cái viết tắt của chuẩn “Small Form Factor“. Small Form Factor (SFP) là 1 thiết bị thu phát nhỏ gọn, có thể “gắn nóng” được sử dụng cho viễn thông và truyền thông dữ liệu. Một đầu của SFP gắn vào các thiết bị như là switch, router, media converter hoặc thiết bị tương tự; đầu còn lại dùng để gắn cáp quang hoặc đồng. Nó là một giao thức chuẩn phổ biến được hỗ trợ bởi các nhà sản xuất thiết bị mạng và viễn thông.

3. SFP Module có những loại nào?

Cũng như bộ chuyển đổi quang điện – converter quang, SFP module quang cũng có rất nhiều loại và thường được chia làm 4 loại chính ở bảng sau:

Đặc điểm Phân loại

Khoảng cách tối đa mà SFP có thể mở rộng là bao nhiêu?
Khi kết nối với Cat5e, SFP có thể mở rộng khả năng cấp nguồn và truyền dữ liệu lên tới 150m.

4. Tìm hiểu về chức năng DDM

Một Module quang SFP với chức năng DDM, vậy DDM là gì? Thường khi chúng ta mua bộ thu phát SFP , chúng ta sẽ có tùy chọn với chức năng DDM của nó. DDM có nghĩa là chẩn đoán, giám sát, cung cấp cho người dùng các thông tin quan trọng liên quan đến tình trạng của các tín hiệu truyền và nhận. Cách tiếp cận này cho phép người dùng phát hiện lỗi tốt hơn.

Trên thị trường, có rất nhiều nhà cung cấp chuyên phân phối các sản phẩm có cổng SFP như thiết bị chuyển mạch 8G+2SFP G3210P hỗ trợ 8 cổng Gigabit và 2 cổng SFP, thiết bị chuyển mạch quản lý tập chung G3224P có 24 cổng,hỗ trợ 4 cổng SFP, và còn nhiều sản phẩm khác.

Previous articleHướng dẫn tắt IPv6 trên Linux – Disable IPv6
Next articleHướng dẫn cài đặt Apache trên CentOS – Web Server Apache
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !