5 phương pháp tăng cường bảo mật dữ liệu

5 phương pháp tăng cường bảo mật dữ liệuCuongquach.com | Nếu nói AI (trí thông minh nhân tạo) là xu hướng công nghệ mới thì nâng cao quyền riêng tư chính là xu hướng bảo mật mới trong vài năm trở lại đây. Sau vụ bê bối dữ liệu giữa FacebookCambridge Analytica vừa rồi, nhận thức về bảo mật quyền riêng tư đã được nâng cao đáng kể.

Bảo mật dữ liệu mang lại lợi ích cho cả người dùng lẫn tổ chức. Nếu một tổ chức coi trọng quyền riêng tư của người dùng, họ sẽ thực hiện nhiều biện pháp để ngăn rò rỉ dữ liệu. Điều này cũng giúp họ xây dựng niềm tin và mối quan hệ với khách hàng tốt hơn. Dưới đây là điều các tổ chức nên làm để tăng cường bảo mật dữ liệu.

5 phương pháp tăng cường bảo mật dữ liệu

Có thể bạn quan tâm chủ đề khác
7 cách thúc đẩy nhân viên của bạn làm việc hiệu quả
Tăng cường nhận thức về các mối đe doạ an ninh mạng từ nội bộ
Ngoại ngữ – Cản trở lớn nhất của sinh viên CNTT
Top 7 rủi ro bảo mật mà các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt
Top 11 sai lầm người quản trị hệ thống hay mắc phải

Contents

Hạn chế thu thập dữ liệu

Giảm thiểu dữ liệu là bước đầu tiên để tiến tới bảo mật dữ liệu toàn diện. Nếu không cần thiết, đừng thu thập dữ liệu! Việc này giúp giảm thiểu rủi ro và chi phí bảo mật hệ thống – còn được gọi là “minimal dataset (MDS)” – bộ dữ liệu tối thiểu. MDS thường liên quan đến việc thu thập dữ liệu cá nhân như tên, địa chỉ,… Ví dụ:

  • Không thu thập tiền tố tên như Bà hoặc Ông trừ khi bắt buộc.
  • Tự hỏi liệu bạn có cần biết địa chỉ đầy đủ của một người không?
  • Bạn có thực sự cần ngày tháng năm sinh hay tuổi của họ không?

Việc hạn chế thu thập dữ liệu cũng nên được áp dụng cho bộ câu hỏi trong các khảo sát. Hãy tránh thu thập dữ liệu nhạy cảm nếu không cần thiết.

Hạn chế dữ liệu công khai

Bạn có thể cấu hình hệ thống để hạn chế công khai dữ liệu. Việc này phụ thuộc vào các công cụ CNTT mà bạn đang dùng. Hiện nay, hầu hết hệ thống đều có các thiết lập nâng cao quyền riêng tư. Một ví dụ là yêu cầu tuổi để mua một mặt hàng bị giới hạn độ tuổi. Thay vì yêu cầu ngày tháng năm sinh của người dùng để hoàn tất giao dịch, bạn có thể yêu cầu: trả lời có/không cho câu hỏi “bạn có trên 21 tuổi không?”.

Kiểm soát quyền truy cập dữ liệu

Bạn nên kiểm soát quyền truy cập vào kho dữ liệu ở mức: need-to-know. Việc truy cập dữ liệu là nguy cơ tiềm ẩn đe doạ nghiêm trọng đến bảo mật dữ liệu. Nếu một đối tượng truy cập được vào các dữ liệu nhạy cảm và công khai chúng, tất cả các biện pháp bảo vệ đều vô nghĩa.

Kiểm soát quyền truy cập dữ liệu

Kiểm soát truy cập là một việc làm khó khăn và cần áp dụng theo hai phía:

  • Quyền truy cập Quản trị: Quyền quản trị là một trong những kẽ hở hàng đầu của các cuộc tấn công an ninh mạng. Vậy nên, cần xác định những quản trị viên nào được phép truy cập vào các dữ liệu nhạy cảm. Đồng thời, thực hiện bảo mật hai lớp và sử dụng tuỳ chọn bảo mật mạnh nhất có thể. (Nếu được, hãy giới hạn địa chỉ IP nội bộ công ty và kiểm tra mọi truy cập.)
  • Quyền truy cập Khách hàng: Khách hàng thường có tài khoản quản trị để truy cập vào dữ liệu cá nhân và cập nhật thông tin trong tài khoản của mình. Tuy điều này phù hợp với quy định trong luật bảo mật dữ liệu GDPR của châu Âu, nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ dữ liệu. Vì vậy, bạn cần dùng xác thực hai lớp để kiểm soát quyền truy cập và khôi phục lại tài khoản khi cần.

Mã hóa dữ liệu

Mỗi ngày, thế giới có 4,8 triệu hồ sơ dữ liệu mới. Trong số đó, chỉ có 4% được mã hóa; còn lại công khai toàn bộ. Mã hóa luôn cần được sử dụng khi thu thập, lưu trữ và chia sẻ các dữ liệu nhạy cảm.

mã hoá dữ liệu

Không có phương thức mã hoá nào phù hợp cho tất cả, vậy nên bạn cần nắm một số kiến thức nhất định. Các công cụ mã hóa đều dựa trên một thuật toán chuẩn, ví dụ như tiêu chuẩn mã hoá dữ liệu AES 256.

Việc mã hoá dữ liệu cần được tiến hành đối với cả dữ liệu “tĩnh” và “đang truyền” nhằm đảm bảo sự riêng tư và giảm thiểu rủi ro.

  • Dữ liệu tĩnh: Dữ liệu tĩnh chỉ những dữ liệu được lưu trữ trong database trên server hoặc thiết bị di động. Nếu lưu trên ổ cứng, có lẽ bạn cần phải sử dụng mã hóa đĩa cứng.
  • Dữ liệu đang truyền tải: Trình duyệt HTTPS sử dụng giao thức bảo mật SSL/TLS. Việc triển khai HTTPS rất quan trọng và có thể bị cấu hình sai. Điều quan trọng là phải đảm bảo tất cả dữ liệu trên website đã bật mã hóa. Nếu dùng email để gửi dữ liệu cá nhân, bạn có thể mã hóa email hoặc dùng phần mềm chống rò rỉ dữ liệu.

Tôn trọng dữ liệu cá nhân

Tôn trọng quyền riêng tư dữ liệu cá nhân sẽ tăng cường nhận thức về quyền riêng tư chung của toàn hệ thống. Hãy tôn trọng dữ liệu cá nhân như tôn trọng một con người. Biểu hiện của sự tôn trọng này bắt đầu bằng sự cho phép. Bạn cần được người dùng đồng ý khi thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của họ theo 3 khía cạnh sau:

  • Consent: Nêu mong muốn sử dụng dữ liệu một cách đơn giản
  • Granular: Nếu bạn sử dụng dữ liệu cho nhiều mục đích, hãy nêu rõ từng mục đích và để người dùng đồng ý những gì họ muốn.
  • Revocable: Đảm bảo người dùng có thể dễ dàng rút lại sự đồng ý trên.

Chúng tôi hy vọng 5 phương pháp trên sẽ giúp bạn hình thành kế hoạch cơ bản về bảo mật dữ liệu để củng cố hệ thống bảo mật của mình.

Nguồn: https://cuongquach.com/

Previous articleKiểm tra thông tin phiên bản firmware hardware server HP trên Linux
Next article5 thói quen tốt cần được duy trì khi bạn Quản trị Hệ Thống
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !