Top 11 chứng chỉ AWS: Đâu là lựa chọn phù hợp nhất với bạn ?

Top 11 chứng chỉ AWS: Đâu là lựa chọn phù hợp nhất với bạn?Cuongquach.com | Trong lĩnh vực không gian điện toán đám mây, AWS luôn được xem là nhà cung cấp hàng đầu với hơn 1 triệu khách hàng, có hiệu suất tài chính tăng trưởng tốt và thị trường liên tục được mở rộng.

top-chung-chi-aws

Hiện tại, AWS cung cấp 11 chứng chỉ chuyên môn về điện toán đám mây nói chung gồm: 1 chứng chỉ cơ sở (foundational), 3 chứng chỉ cấp liên kết (associate), 2 chứng chỉ chuyên nghiệp (professional) và 5 chứng chỉ đặc biệt (specialty). Chứng chỉ AWS đánh giá rất nghiêm túc và kỹ lưỡng kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng thực tiễn của ứng viên; đồng thời cung cấp nền tảng cần thiết để làm việc với các dịch vụ và giải pháp của AWS. Do đó, sở hữu chứng chỉ AWS đồng nghĩa với việc bạn được xác nhận bởi một trong những tổ chức uy tín nhất trong lĩnh vực điện toán đám mây.

Bài viết sau sẽ giới thiệu 11 chứng chỉ AWS này, giúp bạn có cơ sở đưa ra lựa chọn phù hợp với mình nhất.

1. AWS Certified – Foundational

AWS Certified - Foundational
AWS Certified – Foundational

AWS Certified Cloud Practitioner: Chứng chỉ mới nhất của AWS, chứng thực sự hiểu biết tổng thể của ứng cử viên về hạ tầng dịch vụ đám mây AWS. Ứng viên cần có ít nhất 6 tháng trải nghiệm đám mây AWS trong mọi vai trò (kỹ thuật, quản lý, bán hàng,…).
Nội dung:

  • Nguyên tắc kiến ​​trúc AWS cơ bản.
  • Triển vọng của nền tảng đám mây AWS.
  • Các dịch vụ AWS chính và ứng dụng phổ biến của chúng.
  • Bảo mật và mô hình chia sẻ trách nhiệm bảo mật.
  • Nguyên tắc hoạt động và triển khai cốt lõi.

2. AWS Certified – Associate

2.1 AWS Certified Solutions Architect – Associate

AWS Certified Solutions Architect – Associate
AWS Certified Solutions Architect – Associate

AWS Certified Solutions Architect – Associate: Chứng chỉ dành riêng cho ứng viên có kinh nghiệm thiết kế hạ tầng dịch vụ/ứng dụng phân tán trên AWS. Ứng viên cần có kỹ năng thiết kế, quản lý và triển khai ứng dụng bằng các công cụ và dịch vụ trên nền tảng AWS.

Nội dung:

  • Công nghệ mạng và cách chúng hoạt động trong AWS.
  • Cách hoạt động của ứng dụng dựa trên AWS và cách kết nối của giao diện máy khách với nền tảng AWS.
  • Cách xây dựng các ứng dụng an toàn trên nền tảng AWS.
  • Triển khai các hệ thống kết hợp có Data Center tại chỗ với các thành phần AWS.
  • Thiết kế các hệ thống có tính khả dụng và khả năng mở rộng cao trong AWS, bảo mật dữ liệu trong AWS, kỹ thuật khắc phục thảm họa và xử lý sự cố.

2.2 AWS Certified Developer – Associate

AWS Certified Developer – Associate
AWS Certified Developer – Associate

AWS Certified Developer – Associate: Chứng nhận kỹ năng phát triển và duy trì các ứng dụng dựa trên AWS. Ứng viên cần biết code, sử dụng phần mềm AWS để truy cập vào ứng dụng AWS từ các ứng dụng doanh nghiệp tùy chỉnh.

Nội dung:

  • Kiến ​​trúc AWS cơ bản và các dịch vụ AWS cốt lõi.
  • Thiết kế, triển khai và bảo trì các ứng dụng.
  • Các ứng dụng sử dụng dịch vụ AWS như cơ sở dữ liệu AWS, thông báo, quy trình làm việc, dịch vụ lưu trữ và quản lý.

2.3 AWS Certified SysOps Administrator – Associate

AWS Certified SysOps Administrator – Associate
AWS Certified SysOps Administrator – Associate

AWS Certified SysOps Administrator – Associate: Chứng nhận dành riêng cho quản trị viên hệ thống. Ứng viên cần hiểu về cách hoạt động của các nền tảng AWS, có kinh nghiệm quản trị Linux hoặc Windows.

Nội dung:

  • Triển khai ứng dụng cho nền tảng AWS.
  • Gửi và nhận dữ liệu giữa các Data Center và AWS.
  • Chọn các dịch vụ AWS phù hợp với nhu cầu của tổ chức.
  • Cung cấp, quản lý và bảo mật hệ thống trong môi trường AWS.

3. AWS Certified – Professional

3.1 AWS Certified Solutions Architect – Professional

AWS Certified Solutions Architect – Professional
AWS Certified Solutions Architect – Professional

AWS Certified Solutions Architect – Professional: Chứng nhận trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm đưa ra giải pháp kiến ​​trúc và triển khai ứng dụng trên AWS. Ứng viên cần có chứng chỉ AWS Certified Solutions Architect – Associate. Đồng thời, có 2 năm kinh nghiệm thiết kế, triển khai kiến ​​trúc đám mây trên AWS và kiến ​​trúc đa ứng dụng.

Nội dung:

  • Thiết kế kiến ​​trúc ứng dụng trên AWS.
  • Chọn dịch vụ AWS phù hợp với yêu cầu của ứng dụng.
  • Chuyển dịch các hệ thống ứng dụng phức tạp sang AWS.
  • Cách tối ưu hóa chi phí.

3.2 AWS Certified DevOps Engineer – Professional

AWS Certified DevOps Engineer – Professional
AWS Certified DevOps Engineer – Professional

AWS Certified DevOps Engineer – Professional: Đào tạo kỹ năng phân phối, quản lý, tự động hóa (DevOps) các ứng dụng trên nền tảng AWS và hiểu về cách phát triển các ứng dụng hiện đại như Agile. Ứng viên cần có chứng chỉ AWS Certified Developer – Associate hoặc AWS Certified SysOps Administrator – Associate.

Nội dung:

  • Cơ sở của phương pháp phân phối liên tục hiện đại.
  • Cách triển khai hệ thống phân phối liên tục.
  • Thiết lập, giám sát hệ thống ghi nhật ký trên AWS.
  • Triển khai các hệ thống có khả năng mở rộng cao trên AWS.
  • Thiết kế và quản lý các công cụ tự động hóa sản xuất.

4. Chứng chỉ đặc biệt

4.1 AWS Certified Big Data – Specialty

AWS Certified Big Data – Specialty
AWS Certified Big Data – Specialty

AWS Certified Big Data – Specialty: Chứng nhận kỹ năng phân tích dữ liệu và kinh nghiệm sử dụng các dịch vụ AWS để thiết kế các giải pháp Big Data; trích xuất giá trị từ dữ liệu bằng các dịch vụ AWS.

Nội dung:

  • Kỹ năng triển khai các dịch vụ Big Data của AWS.
  • Thiết kế và duy trì Big Data.
  • Tự động hóa phân tích dữ liệu bằng các công cụ AWS.
  • Bảo mật cho các giải pháp Big Data.

4.2 AWS Certified Advanced Networking – Specialty

AWS Certified Advanced Networking – Specialty
AWS Certified Advanced Networking – Specialty

AWS Certified Advanced Networking – Specialty: Chứng nhận kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ thiết kế/vận hạng mạng phức tạp trên AWS và Hybrid IT; đòi hỏi kiến thức nền tảng và nâng cao về kiến ​​trúc và cách triển khai các giải pháp mạng.

Nội dung:

  • Thiết kế và triển khai các giải pháp đám mây với AWS.
  • Thực hiện các dịch vụ cốt lõi theo kiến ​​trúc tốt nhất.
  • Tự động hóa các task AWS để triển khai mạng.
  • Thiết kế và thực hiện bảo mật.
  • Tối ưu hóa và xử lý sự cố mạng.

4.3 AWS Certified Security – Specialty

AWS Certified Security – Specialty
AWS Certified Security – Specialty

AWS Certified Security – Specialty: Chứng nhận kỹ năng bảo mật các dịch vụ cốt lõi của nền tảng AWS từ cơ bản đến chuyên sâu như: bảo mật dữ liệu, cơ sở hạ tầng và mã hóa, phản hồi sự cố, nhận dạng và quản lý truy cập, giám sát và ghi nhật ký.

Nội dung:

  • Bảo mật dựa trên mức độ nhạy cảm của dữ liệu.
  • Bảo mật dữ liệu bằng các cơ chế mã hóa.
  • Ghi nhật ký và giám sát để phát hiện lỗ hổng bảo mật trong cơ sở hạ tầng.

4.4 AWS Certified Alexa Skill Builder – Specialty

AWS Certified Alexa Skill Builder – Specialty
AWS Certified Alexa Skill Builder – Specialty

AWS Certified Alexa Skill Builder – Specialty: Chứng nhận kỹ năng tạo lập, thử nghiệm và triển khai các task liên quan đến Amazon Alexa. Ứng viên cần có ít nhất 6 tháng kinh nghiệm làm việc với Bộ kỹ năng Alexa và thành thạo một ngôn ngữ lập trình.

Nội dung:

  • Tìm hiểu về giá trị của giọng nói.
  • Thiết kế trải nghiệm người dùng.
  • Theo dõi thực tiễn bảo mật của AWS và Alexa.
  • Xây dựng, kiểm tra và xác nhận kỹ năng.
  • Làm việc với Alexa Developer Console.

4.5 AWS Certified Machine Learning (ML) – Specialty

AWS Certified Machine Learning (ML) – Specialty
AWS Certified Machine Learning (ML) – Specialty

AWS Certified Machine Learning (ML) – Specialty: Chứng nhận khả năng thực hiện và duy trì các giải pháp ML cho doanh nghiệp. Ứng viên nên có một đến hai năm kinh nghiệm sử dụng ML hoặc chuyên sâu về AWS Cloud.

Nội dung:

  • Chọn cách tiếp cận ML tốt nhất doanh nghiệp.
  • Xác định các giải pháp AWS có liên quan để triển khai giải pháp ML phù hợp.
  • Thiết kế và triển khai các giải pháp ML tối ưu hóa, có thể mở rộng, đáng tin cậy và an toàn.

Hãy cập nhật chứng chỉ AWS thường xuyên

Mỗi năm, số lượng các tính năng và dịch vụ AWS mới tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, chủ sở hữu chứng chỉ AWS được yêu cầu chứng nhận lại sau mỗi hai năm, bằng cách thi lên cấp chuyên nghiệp hoặc chứng nhận lại cho chứng chỉ hiện tại. Hãy nhớ rằng các chứng chỉ này chỉ đại diện cho kiến ​​thức của bạn tại một thời điểm, vì vậy, hãy luôn tự cập nhật không ngừng kiến thức và kỹ năng của mình nhé!

Nguồn: https://cuongquach.com/

Previous articleTrojan là gì ? Những điều cần biết về mã độc Trojan
Next articleSRE là gì ? Vai trò của kỹ sư Site Reliability Engineer là gì ?
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !