DevOps: Sinh ra để kết thúc mâu thuẫn

DevOps: Sinh ra để kết thúc mâu thuẫn – Được xem là một cuộc cách mạng về văn hóa và nghiệp vụ, mô hình DevOps ra đời nhằm mục đích tích hợp và gắn kết tốt hơn giữa team Development và team Operations để đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm.

Người người nói về DevOps, nhà nhà đua nhau ứng dụng DevOps. Bạn thì sao? Phạm vi bài viết này sẽ tổng hợp những điều cơ bản nhất bạn cần hiểu về DevOps và những lợi ích mô hình này đem lại. Dù là Developer, QA, hay Project Manager, bạn cũng nên đọc thử.

devops sinh ra để kết thúc mâu thuẫn

DevOps: Sinh ra để kết thúc mâu thuẫn

Trong một vài tình huống, có vẻ như nhóm development (Dev) và nhóm operations (Ops) đang phải làm việc trên những mục đích đối lập với nhau, và điều đó nghiễm nhiên biến họ thành những “thiên địch”. Tại sao? Developer thì thực hiện những thay đổi để sáng tạo ra tính năng mới; trong khi Ops thì có nhiệm vụ đảm bảo duy trì sự ổn định?

Mâu thuẫn này không thể tồn tại, khi mà thời gian giao sản phẩm ngày càng được yêu cầu rút ngắn hơn, nhưng vẫn đi kèm với độ ổn định cao. Từ đó đòi hỏi một sự hợp tác thực sự giữa hai nhóm Dev Ops này. Sẽ không còn là hai nhóm tách biệt nữa, tất cả sẽ được tích hợp thành một tổng thể. Đó chính là ý tưởng về cuộc cách mạng DevOps.

Tôn chỉ của DevOps: Hợp tác và Giao tiếp

Theo Patrick Debois – người được xem là cha đẻ của phong trào DevOps – những doanh nghiệp vận hành theo mô hình mới này phải nên xem xét tới bốn phương diện dưới đây để tạo ra một phương pháp chia sẻ thông tin phản hồi hiệu quả và gắn kết các thành viên trong dự án tốt hơn.

  • Mở rộng delivery tới nhóm Ops: tăng cường hợp tác giữa hai nhóm, việc release project được chia sẻ bớt vai trò từ nhóm Dev sang nhóm Ops.
  • Mở rộng thông tin phản hồi từ Ops về project: Đảm bảo thông tin thông suốt giữa team Ops và team Dev, luôn cập nhật rõ ràng về kế hoạch và tiến trình phát triển những tính năng mới, giữa 2 bên.
  • Chia sẻ trách nhiệm của team Dev vào công việc của Ops: Developer không chỉ quăng code qua hàng rào cho nhóm Ops. Họ chia sẻ quyền co-ownership trên những resource có được trong quá trình phát triển sản phẩm.
  • Lồng ghép vai trò của Ops vào công việc developmet: Những thành viên của nhóm Ops nên làm việc chặt chẽ với developer ngay từ đầu của quá trình phát triển, chứ không phải chờ đến khi nó sẵn sàng để test/release.

devops trao đổi giao tiếp

DevOps không phải Agile, mà là hỗ trợ Agile

DevOps chính là một giải pháp hợp lý cho sự mở rộng của mô hình phát triển Agile, khi nhu cầu đòi hỏi code được rollout thường xuyên hơn, đồng thời cũng yêu cầu thành viên Ops hợp tác chặt chẽ hơn, hạn chế các trường hợp mâu thuẫn khiến mọi thứ trở nên rối rắm.

devops và agile

Lợi ích mà DevOps mang lại

Theo những kết quả khảo sát gần đây cho thấy, Ops team được tổ chức theo kiểu truyền thống sẽ dành thời gian cho việc trao đổi thông tin khoảng 41% và thời gian cho xử lý sự cố khoảng 26%, và dành thời gian cho task automation & nâng cấp hạ tầng ít hơn so với nhóm định hướng tích hợp DevOps.

lợi ích của devops

Những doanh nghiệp áp dụng DevOps đều công nhận những lợi ích có được, trong đó gồm việc tăng cường chất lượng và mức độ thường xuyên của deploy và tốc độ hoàn thành phần mềm nhanh hơn. Những công ty áp dụng triệt để DevOps deploy thường xuyên hơn những công ty khác tới 30 lần. Họ cũng giảm được thời gian thay đổi trên code. Quan trọng hơn là tốc độ này đi kèm với chất lượng, những khảo sát của Puppet Labs cho hay: phần lớn những công ty thực hiện DevOps một cách hiệu quả trong thời gian trên một năm cho tỷ lệ thay đổi code thành công lên tới trên 90%.

Cách đơn giản để ứng dụng mô hình DevOps

Có những “chiêu thức” nghe khá cơ bản mà chúng ta đã được dạy từ lúc học mẫu giáo, một cách hài hước lại thực sự có thể giúp doanh nghiệp áp dụng hiệu quả DevOps.

  • Mời mọi người cùng thực hiện: bạn muốn thúc đẩy hoạt động DevOps trong doanh nghiệp thì bạn không nhất thiết phải chờ đợi cho tới khi một hội thảo chuyên đề nào đó được tổ chức ở tận đâu đó để mời những đồng nghiệp có cùng tư tưởng với bạn tham dự. Hãy tự tổ chức những chuyên đề như vậy ở quy mô nhỏ trong công ty hoặc giữa các đội nhóm với nhau.
  • Hãy chơi “đẹp”: Mục đích là gắn kết các đội nhóm lại cùng nhau, bạn sẽ không hề muốn ý tưởng của mình bị cách ly chứ? Cố gắng tạo tạo ra thật nhiều sự cộng tác và cùng nhau đóng góp.
  • Chia sẻ đồ chơi: Chúng ta đều được dạy chia sẻ đồ chơi với các bạn từ khi ở mẫu giáo, vậy tại sao không thực hiện nó ở nơi công sở với việc chia sẻ những bộ công cụ bạn sử dụng nhỉ?
  • Đơn giản hóa ngôn ngữ bạn sử dụng để mọi người trong nhóm phát triển đều có thể hiểu được.
  • Ăn mừng: Cùng với những thành viên trong nhóm chia sẻ và ăn mừng một chút trước những tiến bộ và thay đổi tích cực mà nhóm đạt được, dù là nhỏ, sẽ giúp mọi người phấn chấn và đóng góp tích cực hơn.

các nhiệm vụ của devops

Nguồn: Học viện Agile

Previous articleFull Video Cisco CCNA Lab Bootcamp 2017 – Download Free
Next articleHướng dẫn thay đổi Computer Name bằng Powershell trên Windows Server 2012/2016
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !