CTO (Chief Technology Officer) là gì ? Giám đốc công nghệ là ai ?

CTO (Chief Technology Officer) là gì ? Giám đốc công nghệ là ai ?Cuongquach.comRất nhiều các công ty tổ chức/doanh nghiệp tại Việt Nam hoạt động về lĩnh vực công nghệ thông tin , thường có một vị trí rất dễ bị nhầm lẫn với vị trí CIO, đó là vị trí CTO (Chief Technical Officer – Giám Đốc công nghệ). Vậy vị trị CTO là gì ? Có vai trò và trách nhiệm như thế nào đối với việc vận hành phát triển một công ty Công Nghệ Thông Tin ? Chúng ta cùng tìm hiểu về CTO nhé.

cto là gì ? cto là ai?

Có thể bạn quan tâm chủ đề khác
–  IT là gì ?
Sinh viên ngành mạng máy tính – Cánh cửa thực tập quá hẹp
Bảo mật thông tin là gì ?

1. Chief Technology Officer – CTO là gì?

CTOGiám đốc công nghệ (hay Giám đốc kỹ thuật) – là người giữ vị trí quản lý cấp cao trong một tổ chức, chuyên phụ trách các vấn đề về công nghệ và kỹ thuật, đồng thời điều hành hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Thông qua việc giám sát chặt chẽ các nhu cầu ngắn và dài hạn, CTO sẽ đưa ra quyết định sử dụng vốn để thiết kế, thực hiện các chiến lược cải tiến công nghệ nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu. Thường thì CTO sẽ làm việc trực tiếp với giám đốc điều hành (CEO) của công ty.

cto là gì ?
cto là gì ?

2. Sơ lược về CTO

Trước đây, giám đốc công nghệ thông tin (CIO) sẽ đảm đương luôn phần công việc của các CTO. Tuy nhiên, khi công nghệ ngày càng phát triển, khối lượng công việc cũng ngày càng nhiều, việc tách riêng vai trò của CTOCIO là điều cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty. Theo đó, một CTO sẽ quan tâm chủ yếu đến các vấn đề về công nghệ và kỹ thuật

Để tăng hiệu quả kỹ thuật, CTO còn có thể phát triển các chính sách, thủ tục và triển khai công nghệ phù hợp với từng thời điểm, thời kỳ. Mục đích của việc này là để nâng cao chất lượng sản phẩm và trải nghiệm dịch vụ – tập trung vào khách hàng của công ty. Ngoài ra, CTO cũng nghiên cứu các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện phân tích chi phí – lợi ích và lợi tức đầu tư.

Tuy nói CTOCIO có vai trò phối hợp nhau, nhưng không phải bất cứ tổ chức nào cũng có cả hai vị trí này. Thông thường, những công ty lớn (có ngân sách lớn) sẽ có cả hai vị trí, CTO và CIO. Đối với công ty nhỏ hơn thì sẽ là một trong hai, tuỳ theo nhu cầu, hướng đi và ngân sách của công ty họ.

cto là gì ?
cto là gì ?

3. Lịch sử ra đời của vị trí CTO

Thuật ngữ CTO đã được sử dụng hơn 10 năm qua, tuy nhiên, vẫn có nhiều người nhầm lẫn về vai trò cũng như không phân biệt được CTOCIO. Vào những năm 1990, CTO bắt đầu xuất hiện cùng với các công ty dot-com rồi lan rộng sang các phòng ban CNTT. Nhưng vai trò của CTO chỉ thật sự được phát huy rộng rãi khi ngành CNTT phát triển và về sau được sử dụng trong nhiều ngành khác như thương mại điện tử, y tế, viễn thông, chính phủ,…

4. Trách nhiệm của một CTO

Nghiên cứu và phát triển được xem là các nhân tố thiết yếu trong doanh nghiệp. Khi CNTT phát triển, hai nhiệm vụ này luôn gắn liền với công nghệ. Cũng vì vậy mà vai trò của CTO ngày càng quan trọng, đặc biệt đối với các công ty tập trung vào sản phẩm khoa học và điện tử. Họ thường tuyển dụng các CTO có kinh nghiệm trong ngành để chịu trách nhiệm giám sát sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, công việc của một CTO cũng phụ thuộc vào từng công ty, cụ thể như sau:

  • CTO cơ sở hạ tầng: giám sát cơ sở dữ liệu, bảo mật và bảo trì hệ thống công ty. Ngoài ra, họ có thể sẽ đảm đương luôn nhiệm vụ lập chiến lược kỹ thuật và quản lý lộ trình công nghệ của công ty.
  • CTO kế hoạch: đề ra chiến lược kỹ thuật, đồng thời lên kế hoạch chi tiết cho lộ trình triển khai công nghệ trong công ty và theo dõi quá trình sát sao quá trình đó để đảm bảo triển khai thành công.
  • CTO quan hệ khách hàng: trong cương vị này, CTO đóng vai trò liên lạc giữa khách hàng và doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu của thị trường mục tiêu nhằm đề ra các dự án CNTT mới.
  • CTO tư tưởng: chịu trách nhiệm thiết lập chiến lược và giám sát cơ sở hạ tầng công nghệ của công ty; đồng thời, tiến hành các phân tích thị trường để xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp. Vị trí này thường có quan hệ chặt chẽ với CEO và các thành viên khác trong ban quản trị cấp cao.

5. Triển vọng và tương lai của CTO

Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, cơ hội việc làm cho CTO dự kiến ​​sẽ tăng liên tục từ năm 2012 đến năm 2022, chủ yếu do 2 lý do chính. Thứ nhất, nhu cầu áp dụng CNTT trong các doanh nghiệp tăng nhanh chóng mặt. Thứ hai là do những tiến bộ trong các giải pháp kinh doanh và sự tăng trưởng trong việc sử dụng thiết bị di động, công nghệ điện toán đám mây.

cto iot
cto iot

Công nghệ phát triển cũng đẩy lùi dần sự cần thiết của tài sản hữu hình, thay vào đó là sự gia tăng các “tài sản ảo” như cloud, big data và IoT. Công nghệ cũng đang tập trung nhiều hơn vào việc tích hợp các ứng dụng, quy trình và dữ liệu. Để có thể dẫn đầu xu thế, CTO phải luôn sáng tạo, có tư duy cạnh tranh đồng thời luôn theo sát các vấn đề trên.

Nguồn: https://cuongquach.com/

Previous articleDownload Linux Ubuntu 16.04 LTS (Xenial Xerus) CD/DVD
Next articleGiáo trình ASP.NET MVC 5 – Nhất Nghệ (PDF)
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !