Cách thức vận hành của DevOps trong doanh nghiệp

Cách thức vận hành của DevOps trong doanh nghiệpCuongquach.com | DevOps hiện đang là xu hướng thịnh hành trong thế giới kỹ thuật số hiện đại. Mô hình này giúp rút ngắn quá trình phát triển sản phẩm , nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp vẫn băn khoăn về cách triển khai và hoạt động của DevOps. Bài viết này sẽ làm rõ điều đó thông qua sự cố vấn của các chuyên gia: Gordon Cullum – CTO tại Mastek và Patrick Callaghan, Kiến ​​trúc sư doanh nghiệp, Cố vấn kinh doanh chiến lược tại DataStax.

cach-thuc-van-hanh-devops-trong-doanh-nghiep

1. DevOps là gì?

DevOps là sự kết hợp giữa lý thuyết, thực tiễn và công cụ tạo thành một văn hoá phát triển sản phẩm trong một tổ chức, nhằm cung cấp các ứng dụng và dịch vụ với tốc độ cao. Cụ thể là phát triển và cải tiến sản phẩm với tốc độ nhanh hơn so với các tổ chức sử dụng quy trình quản lý cơ sở hạ tầng và phát triển phần mềm truyền thống. Từ đó, tổ chức sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

2. DevOps giúp cải tiến phương pháp làm việc cũ

Vào những năm 1980 – 1990, một công ty công nghệ không thể vừa phân phối sản phẩm, vừa hỗ trợ khách hàng. Nghĩa là họ sẽ chỉ phụ trách mảng công nghệ và không quan tâm đến việc giải quyết các sự cố của khách hàng.

Ngày nay, DevOps đã thay đổi điều đó. Với các phương pháp và công cụ như JFDI, Puppet và Jenkins, tổ chức có thể tăng cường quản lý, kiểm soát và xử lý lỗi một cách nhanh chóng và khoa học.

DevOps giúp cải tiến phương pháp làm việc cũ
DevOps giúp cải tiến phương pháp làm việc cũ

3. Tại sao cần triển khai DevOps nhanh chóng

Nếu lấy tốc độ phân phối sản phẩm làm xuất phát điểm, thì doanh nghiệp nào chậm, sẽ bị thụt lùi bởi các doanh nghiệp khác. Điều này vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp. Do đó, cần triển khai DevOps thật nhanh chóng!

Tuy nhiên, muốn triển khai DevOps thành công, trước hết doanh nghiệp phải nâng cấp cơ sở hạ tầng cho cho phù hợp với tốc độ phát triển. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các dịch vụ lưu trữ đám mây cũng lợi thế của DevOps. Nhờ nó, các quy trình kỹ thuật trở nên nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.

4. DevOps vận hành trong doanh nghiệp như thế nào?

DevOps vận hành trong doanh nghiệp như thế nào?
DevOps vận hành trong doanh nghiệp như thế nào?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, bởi vì cách thức hoạt động của DevOps phụ thuộc vào quá trình triển khai và hoạt động của doanh nghiệp.

Các tổ chức cầnchú ý các điểm sau để có thể triển khai DevOps thành công:

  • Chú trọng vào sự thay đổi.
  • Phải linh hoạt.
  • Chủ động đương đầu với rủi ro.

Bên cạnh đó, để tiếp cận DevOps hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần xác định mục tiêu triển khai DevOps, cụ thể như:

  • Tạo ra chất lượng sản phẩm đồng nhất.
  • Phân phối sản phẩm nhanh chóng với chi phí tối thiểu.
  • Nhu cầu giữ nguyên hoặc thay đổi cơ sở hạ tầng.

Trước đây, các tổ chức thường cử nhân viên đến học các chương trình đào tạo DevOps,với mong muốn họ có thể thay đổi cách thức làm việc của tổ chức. Nhưng đây không phải là cách hay để tiếp cận DevOps.

Phương pháp đúng đắn là phải tổ chức một chương trình đào tạo DevOps riêng phù hợp khả năng của team phát triển và vận hành của chính tổ chức đó!

5. Nguồn nhân lực của DevOps

Nguồn nhân lực của DevOps
Nguồn nhân lực của DevOps

Khi triển khai DevOps, các tổ chức nên tự đào tạo hay tuyển nhân viên mới? Câu trả lời là: Cả hai – và hãy chọn những nhân viên có thái độ tốt!

Thực tế, các coder, designer hoặc product manager có từ 15-20 năm kinh nghiệm thường cứng nhắc trong tư duy, và không cởi mở với những đổi mới mà DevOps mang lại. Họ cần điều chỉnh cho mình một tư duy linh hoạt, chấp nhận rằng việc phân phối và vận hành cần phải kết nối chặt chẽ với nhau hơn.

Tuy nhiên, nhìn chung nếu không quá ù lì, thì bất kỳ cá nhân nào trong ngành cũng có thể thay đổi, tiếp nhận các kỹ thuật DevOps mới và làm việc đa nhiệm.

Như đã nói, việc thay đổi thái độ khó hơn so với thay đổi kỹ năng nghề nghiệp. Do đó, các tổ chức thường thích đào tạo nhân sự mới với ít kinh nghiệm, bởi vì họ như những “tờ giấy trắng” chưa bị vấy bẩn.

Trong trường hợp tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài, tổ chức cần chú ý các tiêu chí sau:

  • Tính linh hoạt.
  • Kỹ năng bảo mật.
  • Tinh thần hợp tác.
  • Kỹ năng lên kế hoạch.
  • Kỹ năng ra quyết định.
  • Kiến thức về cơ sở hạ tầng.
  • Kỹ năng mềm.

6. DevOps: một phần thiết yếu trong chuyển đổi kỹ thuật số

DevOps: một phần thiết yếu trong chuyển đổi kỹ thuật số
DevOps: một phần thiết yếu trong chuyển đổi kỹ thuật số

Chuyển đổi kỹ thuật số là sự tái cấu trúc kinh doanh của doanh nghiệp – bao gồm các yếu tố: kỹ thuật số, văn hóa và công nghệ. Chưa tạo ra quy trình kinh doanh phù hợp, nghĩa là tổ chức chưa chuyển đổi thành công.

Quá trình này cũng đồng thời dẫn đến việc tái cấu trúc toàn bộ hoặc một bộ phận hạ tầng CNTT. Kết quả là, các doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang kiến ​​trúc CNTT hiện đại, với các nhân tố và giai đoạn phân phối khác nhau.

Khi đó, doanh nghiệp sẽ cần tập trung nhiều vào các hệ thống mới và phải có sự thay đổi linh hoạt, nhanh chóng để đáp ứng với quá trình chuyển đổi. DevOps chính là giải pháp tốt nhất để thực hiện quá trình này!

Nếu doanh nghiệp không áp dụngDevOps, hoặc không triển khai quy trình thử nghiệm phát triển tự động hóa xoay vòng, thì đồng nghĩa với việc họ không muốn tiến hành chuyển đổi kỹ thuật số.

7. Vai trò quan trọng của DevOps hiện nay

Vai trò quan trọng của DevOps hiện nay
Vai trò quan trọng của DevOps hiện nay

Cũng như Digital, DevOps ngày nay đã trở thành khái niệm phổ biến. Nếu đang làm việc trong lĩnh vực CNTT mà chưa bao giờ nghe đến DevOps,thì có lẽ bạn đã bị tụt hậu.

Thực tế, trong các công ty không ứng dụng Digital, vẫn có các nhóm bỏ công sức tìm hiểu về DevOps. Nếu bạn làm việc trong những công ty như vậy, hãy khuyến khích và tham gia với đồng nghiệp của mình. Còn ngược lại, thì có lẽ bạn đang tự mình đi thụt lùi cùng với tư tưởng của chính công ty đó.

Hãy nhớ, không bao giờ là quá muộn để bước vào cuộc đua hội nhập với DevOps !

8. Case Study về DevOps trong doanh nghiệp

Một số Case Study về DevOps trong doanh nghiệp
Một số Case Study về DevOps trong doanh nghiệp

Netflix là một ví dụ tuyệt vời về việc áp dụng DevOps thành công vào doanh nghiệp. Với DevOps, Netflix có thể quản lý sự tăng trưởng nhanh chóng nhờ tự động hóa toàn bộ, bao gồm tự động hóa sửa chữa các lỗi.

Để làm được điều này, họ tạo ra một công cụ có tên “Chaos Monkey“, với vai trò thường xuyên kiểm tra sự ổn định, tính khả dụng và chức năng của các ứng dụng Netflix bằng cách tắt ngẫu nhiên các server instance.

Kết quả test thu về cho phép Netflix hoàn toàn tự tin vào độ tin cậy của hệ thống. Đồng thời chứng minh rằng DevOps là chính đòn bẩy giúp Netflix cải tiến hiệu suất cũng như trải nghiệm người dùng với dịch vụ của mình.

Nguồn: htps://cuongquach.com/

Previous articleEbook Bộ đề ôn thi CCNA DUMPS 200-125 Quốc tế (PDF)
Next articleEbook Windows PowerShell 3.0 Step by Step (PDF)
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !