Shareware là gì ? Các loại Shareware phổ biến nhất

Shareware là gì ? Các loại Shareware phổ biến nhấtCuongquach.com | Tuy không phải là một khái niệm quen thuộc, nhưng rất nhiều người trong chúng ta đã từng ít nhất một lần sử dụng Shareware. Hãy đọc qua bài viết sau để biết Shareware là gì và điểm qua các loại Shareware phổ biến nhất hiện nay nhé!

shareware-la-gi

1. Shareware là gì?

Shareware là phần mềm có sẵn miễn phí, được chia sẻ với nhiều người dùng nhằm mục đích quảng bá. Khác với Freeware, Shareware tuy miễn phí nhưng lại bị giới hạn theo cách này hay cách khác.

  • Freeware được mặc định là phần mềm miễn phí vô thời hạn, cho phép người dùng sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau mà không phải trả phí.
  • Shareware cũng miễn phí, nhưng thường bị giới hạn theo một hoặc nhiều cách, và chỉ cung cấp đầy đủ chức năng khi bạn trả tiền bản quyền. Thông thường, Shareware được cho phép tải xuống miễn phí. Tuy nhiên, phiên bản này thường giới hạn một số chức năng, thậm chí ngừng cung cấp tất cả chức năng sau một thời gian nhất định.

2. Tại sao nên sử dụng Shareware?

Shareware là lựa chọn phù hợp cho bất kỳ ai muốn dùng thử một chương trình trước khi mua. Một số nhà phát triển cho phép người dùng nâng cấp Shareware của họ lên phiên bản trả phí bằng cách mua license (mua product key hoặc license file). Sau khi mua license, bạn có thể chia sẻ thông tin tài khoản đăng nhập với người dùng khác.

3. Các loại Shareware

FREEMIUM

Freemium (hay litware) là một thuật ngữ rộng có thể áp dụng cho nhiều chương trình khác nhau.Freemium đề cập đến các Shareware chỉ cung cấp các tính năng cơ bản. Nếu muốn dùng các tính năng cao cấp hơn, bạn cần trả phí.

Freemium cũng dùng để chỉ các chương trình giới hạn thời gian sử dụng hoặc đặt ra hạn chế nào đó cho người dùng (ví dụ chỉ dành cho sinh viên, cá nhân hoặc doanh nghiệp,…)
CCleaner là một Freemium vì nó miễn phí 100% cho các tính năng tiêu chuẩn nhưng bạn phải trả tiền cho các tính năng cao cấp như dọn dẹp theo lịch trình, cập nhật tự động,…

Freemium shareware
Freemium shareware

ADWARE

Khái niệm Adware đề cập đến bất kỳ chương trình nào có chứa quảng cáo nhằm đem lại doanh thu cho nhà phát triển. Một chương trình được xem là Adware nếu:

  • Chứa quảng cáo bên trong tệp trình cài đặt trước khi chương trình được cài đặt.
  • Chứa quảng cáo chạy trong chương trình.
  • Chứa quảng cáo pop-up trước, trong hoặc sau khi chạy chương trình.

Adware thường “đi theo” các chương trình được người dùng cài đặt tình cờ và thường không bao giờ được sử dụng.

Một số Malware Cleaner nhận diện Adware là PuP (chương trình không mong muốn tiềm tàng) nên xóa, nhưng đó thường chỉ là một đề xuất, bất kể phần mềm có chứa Malware hay không.

ADWARE
ADWARE

NAGWARE

Một chương trình được coi là Nagware (hay Begware, Annoyware, and Nagscree) sẽ thường nhắc nhở bạn trả phí để sử dụng (mặc dù tất cả các tính năng đều miễn phí) hoặc đề nghị bạn nâng cấp lên phiên bản trả phí để mở khóa các tính năng mới hoặc một số hạn chế khác.

Màn hình Nagware có thể xuất hiện dưới dạng cửa sổ bật lên khi bạn mở/đóng chương trình, hoặc luôn bật khi bạn đang sử dụng phần mềm.

Một số ví dụ về Nagware bao gồm WinZip, AVG, WinRAR, Spotify, Avira Free Edition và mIRC.

NAGWARE
NAGWARE

DEMOWARE

Demoware là viết tắt của “demonstration software”, đề cập đến bất kỳ Shareware nào cho phép sử dụng miễn phí với các hạn chế nhất định, giúp người dùng trải nghiệm phần mềm trước khi mua. Có hai loại:

  • Trialware chỉ được cung cấp miễn phí trong khung thời gian nhất định, có đầy đủ chức năng hoặc bị giới hạn theo một số cách, nhưng luôn hết hạn (ngừng hoạt động) sau một khoảng thời gian được xác định trước. Bạn cần mua nếu muốn dùng tiếp.
  • Crippleware được miễn phí sử dụng nhưng hạn chế rất nhiều chức năng chính – đóng vai trò giữ cho phần mềm hoạt động. Một số Crippleware bị hạn chế in, lưu, hoặc xuất ra hình ảnh bị làm mờ (ví dụ các phần mềm chuyển đổi tệp hình ảnh và tài liệu ). Adobe và Microsoft là hai tên tuổi lớn có cung cấp Demoware.
DEMOWARE
DEMOWARE

DONATIONWARE

Donationware đề cập đến những chương trình yêu cầu người dùng “quyên góp” một cách bắt buộc hoặc tùy chọn để sử dụng đầy đủ chức năng. Donationware có thể liên tục nhắc nhở người dùng quyên góp để mở khóa tất cả các tính năng hoặc để loại bỏ màn hình “yêu cầu quyên góp và hỗ trợ dự án”.

Khác với Nagware, Donationware chỉ đơn giản yêu cầu bạn quyên góp một khoản tiền bất kỳ để mở khóa một số tính năng cao cấp.

DONATIONWARE
DONATIONWARE

Cũng có một số Donationware được xem là Freeware vì miễn phí 100% với các hạn chế không đáng kể hoặc hoàn toàn không bị hạn chế, nhưng hiện đề xuất quyên góp với người dùng.

Nguồn: https://cuongquach.com/

Previous articleTìm hiểu về SmiShing là gì ? Lừa đảo qua tin nhắn
Next articleHướng dẫn cài đặt Rkhunter quét rootkit trên CentOS
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !