Odoo là gì ? Lợi ích và cách triển khai Odoo ERP

Odoo là gì ? Lợi ích và cách triển khai Odoo ERPCuongquach.com | OpenERP là gì? Odoo là gì? Odoo có các đặc điểm ưu việt nào và cách triển khai ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

odoo-la-gi

1. Odoo/OpenERP là gì?

  • Thế nào là Open SourceERP ?

ERP là tên viết tắt của Enterprise Resource Planning, là một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.

ERP nguồn mở có mã nguồn công khai, cung cấp nền tảng cơ bản để triển khai ERP. Doanh nghiệp sử dụng ERP nguồn mở có thể tùy chỉnh hệ thống ERP theo đặc thù riêng của tổ chức.

Tuy nhiên, để sửa đổi mã nguồn sẵn có của một hệ thống ERP, người dùng cần phải có các kỹ năng lập trình phát triển ứng dụng, đặc biệt là về công nghệ nguồn mở.

odoo là gì - 1
odoo là gì – 1
  • Odoo là gì?

Trang chủhttps://www.odoo.com

Odoo, còn được gọi là OpenERP, là một bộ ứng dụng kinh doanh toàn diện, được Fabien Pinckaers phát triển vào năm 2005. Tên hoàn chỉnh của Odoo là On Demand Open Object, nghĩa là đối tượng mở theo yêu cầu.

Thật vậy, với Odoo, bạn hoàn toàn có thể tìm được những modules cho mọi yêu cầu công việc. Ngoài các module cơ bản như CRM, Quản lý bán hàng, Thương mại điện tử, Quản lý kho, Kế toán, HRMS,Odoo còn có hơn 14000 ứng dụng do bên thứ 3 cung cấp, luôn sẵn có trong cửa hàng ứng dụng. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến Odoo được sử dụng rộng rãi trên thị trường.

Nhưng sức hấp dẫn của Odoo không chỉ dừng lại ở đó. Mời bạn theo dõi tiếp bài viết để biết chính xác tại sao Odoo có thể phát triển mạnh mẽ như ngày nay.

2. Những ưu điểm chính của Odoo

odoo là gì - 2
odoo là gì – 2
  • Là mã nguồn mở

Bạn sẽ không phải trả phí độc quyền cũng như phí dịch vụ khi sử dụng Odoo. Đây là ưu điểm lớn nhất của Odoo, so với chi phí triển khai ERP trung bình 6.1 triệu USD/15.7 tháng (theo khảo sát của Panorama).

  • Linh hoạt

Với Odoo, bạn có thể dễ dàng thực hiện các thao tác thêm, sửa, xóa các module và linh hoạt điều chỉnh các tính năng để phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.

  • Dễ mở rộng

Quy mô doanh nghiệp không phải là vấn đề, bạn có thể tùy ý thêm người dùng vào Odoo.

  • Hỗ trợ toàn cầu

Odoo có diễn đàn hỗ trợ người dùng toàn cầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi mail để được tư vấn riêng.

  • Bắt kịp công nghệ

Odoo được cập nhật thường xuyên để bắt kịp với xu hướng công nghệ mới nhất. Hai phiên bản gần đây nhất là Odoo V10 và V11.

  • Toàn diện

Odoo có đầy đủ các module cần thiết cho một doanh nghiệp: quản lý bán hàng, quản lý khách hàng, quản lý mua, quản lý sản xuất, kế toán, dự án,…

Ngoài ra, Odoo rất dễ cài đặt và sử dụng, với đầy đủ tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ.

3. Triển khai Odoo

Bản thân Odoo cũng như các đối tác ủy quyền trên toàn cầu đều hỗ trợ triển khai ERP và các dịch vụ liên quan cho người dùng.

Thông thường, việc triển khai Odoo sẽ được thực hiện bởi chính các nhà phát triển Odoo ERP hoặc do các chuyên gia techno-functional (nhóm chuyên gia giỏi về cả chuyên môn chức năng lẫn kỹ năng kỹ thuật) về ERP tiến hành. Khi yêu cầu hỗ trợ triển khai Odoo được tiếp nhận, các chuyên gia sẽ phác thảo toàn bộ sơ đồ kinh doanh cho bạn, bao gồm chi tiết các ứng dụng và tùy chỉnh cần thực hiện. Họ cũng có thể tùy chỉnh mã nguồn sẵn có theo yêu cầu của bạn.

4. Kỹ năng cần có để triển khai Odoo

odoo là gì - 3
odoo là gì – 3

Đối với các nhà phát triển Odoo:

  • Nắm vững kiến thức về Python
  • Có chuyên môn về các công nghệ web như CSS, javascript, XML, CSV và HTML
  • Đạt chuẩn kiến thức kinh doanh cơ bản
  • Có kiến thức về API framework
  • Có chuyên môn về Postgresql
  • Có kỹ năng Testing

Đối với các chuyên gia Techno-Functional, ngoài các kỹ năng trên, họ cần trang bị thêm:

  • Kiến thức kinh doanh chuyên sâu
  • Hiểu rõ Odoo app store
  • Có khả năng làm việc tốt với cả nhà phát triển lẫn khách hàng
  • Kỹ năng phân tích tốt
  • Có tầm nhìn rộng

5. Phương pháp triển khai Odoo ERP

Odoo có thể được triển khai theo hai cách. Một là lưu trữ Odoo trên cloud hoặc hosting, hai là sử dụng theo nhu cầu nội bộ – tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp. Trong cả hai trường hợp, các bước thực hiện cơ bản là:

  • Cài đặt Odoo
  • Thiết lập cân bằng tải
  • Thiết lập database
  • Cài đặt các ứng dụng của Odoo
  • Thiết lập các tùy chỉnh nếu có
  • Thiết lập cấu hình tổng thể như thông tin doanh nghiệp, người dùng, …
  • Thiết lập các cấp độ truy cập
  • Và cuối cùng là sử dụng Odoo

Nguồn: https://cuongquach.com/

Previous articleTặng miễn phí 50 Gói Cloud VPS & Hosting tại HostingViet.vn – Không lo đứt cáp
Next article[Google Trends là gì ?] Các lợi ích tuyệt vời của Google Trends
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !