Magento vs Shopify: Đâu là nền tảng thương mại điện tử tốt nhất

MagentoShopify là hai nền tảng thương mại điện tử lớn trên thị trường hiện nay. Nhiều bạn vẫn thắc mắc rằng đâu sẽ là mã nguồn tốt hơn và thật sự thì không dễ để trả lời chính xác được. Tất cả phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh của bạn, cách bạn tiếp cận doanh nghiệp, số tiền bạn muốn đầu tư cũng như là các tính năng mà bạn cần.

Trong bài viết này, Cuongquach.com sẽ so sánh trên nhiều phương diện nhất có thể giữa Magento và Shopify để các bạn có thể hiểu hơn về ưu nhược điểm của hai nền tảng này nhé.

Có thể bạn cũng quan tâm:
Top 11 công cụ thay thế Google Analytics
Top 10 công cụ mã nguồn mở kiểm tra tải website – Phần 1
Top 9 cách giảm rủi ro bảo mật dữ liệu doanh nghiệp và cá nhân
Top 6 dịch vụ giám sát uptime của website

1. Magento vs Shopify: Tính năng

Một trong những điều đầu tiên mà bạn xem xét và cân nhắc khi lựa chọn một nền tảng thương mại điện tử là các tính năng mà nền tảng này có được.

Chức năng trực tuyến cơ bản: Cả 2 nền tảng đều cung cấp một số chức năng tuyệt vời. Khi so sánh, có vẻ như Magento có nhiều tính năng hơn. 53.5% tính năng có sẵn dành riêng cho Magento43.1% cho cả 2 nền tảng, trong khi Shopify khiêm tốn chỉ 3.1% thôi.

Quản lý hàng tồn: Cả Shopify và Magento đều không giới hạn số lượng sản phẩm mà bạn có thể liệt kê trong kho hàng của mình.

Điều lưu ý ở đây là với Magento bạn nên cẩn thận khi thêm quá nhiều sản phẩm vì đây là nguyên nhân làm cho hosting (VPS, server) với tốc độ tải trang có thể bị ảnh hưởng. Đó là lý do vì sao bạn cần một cấu trúc thích hợp và có kết hoạch dài hơi cho việc mở rộng kinh doanh, mở rộng cửa hàng của mình. Với Shopify bạn sẽ không gặp vấn đề đó bởi vì nó có giải pháp quản lý và lưu trữ thích hợp hơn.

Theme và templates: Magento cung cấp nhiều theme và template miễn phí cũng như có phí đa dạng để bạn lựa chọn. Các theme tính phí trên Magento cũng có xu hướng ít tốn kém hơn do giá mua bắt đầu với 1$ trong khi Shopify tận 80$ lận.

Tuy nhiên, các theme được cung cấp bởi Shopify thì lại thân thiện và đương đại hơn. Cả hai nền tảng này đều tương thích trên thiết bị di động và sẽ không làm bạn phải bận tâm đến trải nghiệm người dùng trên smartphone.

Apps và Add-ons: Magento đã đánh bại Shopify khi nhắc đến các ứng dụng và add-on bổ sung trên nền tảng.

Số liệu thống kế đến tháng 6/2016 thị trường extension của Magento đã có hơn 9486 ứng dụng trong khi Shopify khiêm tốn chỉ khoảng 539. Đây có lẽ là kết quả của môi trường mã nguồn mở đối với Magento, nơi luôn khuyến khích các lập trình viên, các nhà phát triển đóng góp và tạo ra nhiều công cụ trên nền tảng này.

Khả năng đa ngôn ngữ: Nếu bạn muốn tạo ra một website mua sắm mà không chỉ phục vụ cho lượng khách hàng ở Việt Nam mà còn mở rộng với hơn 1 ngôn ngữ, hơn một thì trường thì bạn sẽ gặp vấn đề lớn với Shopify đấy. Nền tảng này không cho phép bạn làm điều đó trực tiếp mà phải mua thêm một ứng dụng bên thứ ba.

Có một cách khác nữa là khui code của theme ra và sửa lại, nhưng đây không phải là “việc nhẹ lương cao” đâu bởi chỉnh sủa lại mã nguồn của người ta không phải là điều dễ dàng.

Tính năng dành cho blog: Shopify có tích hợp một chức năng để tạo blog và khá dễ dàng để cài đặt. Trong khi Magento bạn phải cài thêm plugin miễn phí nào đó và vài thao tác để thiết lập.

2. Magento vs Shopify: Cái nào dễ sử dụng hơn?

Nền tảng nào thì dễ dùng, dễ thiết lập, dễ cài đặt cũng như thay đổi dễ dàng hơn? Hãy cùng Cuongquach.com xem nhé.

Giao diện người dùng: Cả hai nền tảng đều có giao diện người dùng và bảng điều khiển (dashboard) rất dễ để làm quen. Và có vẻ như Shopify đi trước 1 bước khi nhắc đến khả năng sử dụng.

Thiết lập/Cài đặt: Shopify có chế độ wizard, cho phép người dùng có thể thiết lập một cửa hàng trực tuyến với thời gian cực kỳ nhanh. Về cơ bản thì bạn có thể tạo ra một trang thương mại điện tử trong vòng vài phút thôi nhé.

Ngược lại, việc thiết lập Magento không dễ dàng và bạn không thể làm điều đó 1 mình nếu bạn không có kiến thức về lập trình, về hệ thống. Điều này có nghĩa là bạn cần một anh phát triển mã nguồn Magento bên cạnh đấy.

Tính linh hoạt: Magento là nền tảng mã nguồn mở vì vậy nó mềm dẻo hơn và bạn có thể thay đổi nó theo cách mà bạn muốn. Bạn có thể khui mã nguồn ra, chỉnh sửa lại và thêm thắt các tính năng mới và không tốn khoảng chi phí cho việc bỏ tiền mua ứng dụng đó nữa.

Tất nhiên điều này gây mất thời gian và tài nguyên hơn, thậm chí có khi tính lại chi phí tự chỉnh sửa lại còn tốn kém hơn bỏ tiền mua ứng dụng có sẵn nữa ấy chứ.

Shopify là nền tảng đóng, vì vậy bạn không thể thay đổi mã nguồn. Nhưng bạn vẫn có thể phát triển các ứng dụng cho mã nguồn này và bán được chúng bằng cách đưa sản phẩm lên app store.

3. Magento vs Shopify: khả năng hỗ trợ

Shopify cung cấp cho bạn sự hỗ trợ 24/7 bất cứ thời gian nào. Bạn có thể liên hệ với đội ngũ hỗ trợ thông qua điện thoại, email và cả livechat trên trang chủ của họ. Ngoài ra đội ngũ hỗ trợ của họ rất giỏi và có thể hỗ trợ thêm những câu hỏi khác của bạn nữa.

Không được như Shopify, Magento phiên bản cộng đồng không cung cấp cho bạn bất kỳ hỗ trợ nào vì thế bạn cần tự giải quyết vấn đề của mình. điều duy nhất bạn có thể mong chờ là sự hỗ trợ từ cộng đồng hoặc những nhà phát triển khác thông qua các diễn đàn chung, Và nếu may mắn, lỗi bạn gặp đã từng có người gặp phải chẳng hạn thì câu trả lời của cộng đồng sẽ mang lại ít nhiều giá trị để bạn có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình. Magento phiên bản doanh nghiệp vẫn được hỗ trợ bình thường.

4. Magento vs Shopify: Lưu trữ và bảo mật

Các bạn sẽ cần nơi lưu trữ và bảo mật cho việc chạy một trang thương mại điện tử và thật thú vị vì cả Magento và Shopify đều có cách tiếp cận khác nhau cho vấn đề này. Cùng phân tích với Cuongquach.com nhé.

Hosting: Shopify lo luôn cho bạn chổ đặt mã nguồn và nếu cần họ cho bạn luôn domain miễn phí để bạn thiết lập cho website của mình nữa cơ. Điều này làm cho bạn dễ dàng hơn trong việc cài đặt trang thương mại điện tử của mình và tất nhiên mỗi tháng mất kha khá tiền vào phí duy trì rồi.

Magento thì khác, mặc dù bản thương mại thì miễn phí rồi, tuy nhiên bạn cần phải tìm kiếm và và thiết lập máy chủ riêng cho mình. Và thật sự mà nói (bản thân mình cũng từng hỗ trợ khách hàng thiết lập Magento lên hosting và server) thì Magento sử dụng rất nhiều tài nguyên cho cả việc thiết lập và vận hành vì vậy những gói tài nguyên ít, giá rẻ không đủ để đáp ứng. Tốt nhất bạn nên sử dụng hẳn 1 máy chủ ảo riêng (VPS) để website của mình hoạt động trơn tru kể ca khi số lượng sản phẩm ngày càng tăng lên hoặc khách hàng truy cập đồng thời cao hơn. Thêm vào đó với Magento bạn cũng nên mua thêm CDN để tối ưu truy cập và tải hệ thống.

Security: Bởi vì Shopify đã lo cho bạn hosting rồi thì tất nhiên họ cũng sẽ lãnh luôn trách nhiệm bảo mật cho mã nguồn cũng như hệ thống của họ. Bạn có thể sử dụng chứng chỉ SSL cho website, tự động backup và tuân thủ PCI cấp 1. Magento cũng có chứng nhận PCI và hỗ trợ bảo mật SSL.

5. Magento vs Shopify: Marketing

Cả Magento lẫn Shopify đề cung cấp những công cụ và tính năng tuyệt vời cho phép bạn tiếp thị và quảng bá sản phẩm đến khách hàng. Cùng mình đào sâu vào bên trong chúng xem có gì nhé.

Khả năng SEO: Magento cung cấp các tính năng thú vị như SEO URLs thân thiện, thông tin meta, google sitemap, google content API để mở rộng khả năng SEO của bạn. Shopify thì có các tính năng cơ bản bạn cần như file robot.txt, sitemap.xml, các thẻ URL chuẩn để tránh bị trùng lập nội dung, các mô tả meta có thể chỉnh sửa, thẻ tiêu đề và URLs.

Cả hai nền tảng đều tích hợp dễ dàng với google analytics để bạn có thể theo dõi lưu lượng truy cập mà bạn tạo ra từ các công cụ tìm kiếm.

Tính năng truyền thông xã hôi (social media): Không may rằng magento không cung cấp tính năng này. Tuy nhiên bạn có thể tích hợp các ứng dụng bổ sung để tạo ra tính năng mình cần. Shopify ghi điểm ở mục này vì họ cung cấp các tùy chọn để bạn quảng bá sản phẩm trên facebook và pinterest.

Bảng tin (Newsletter): Magento cung cấp dịch vụ đăng ký nhận thông tin tốt hơn so với Shopify. Bảng tin ở đây là những thông báo đến mail của khách, cho biết biết mình đang có chương trình khuyến mãi nào không v…v…Bạn có tích hợp vào hệ thống của mã nguồn với coupon (phiếu giảm giá) và chạy sự kiện khuyến mãi ngay trong bản tin gửi đến khách.

Tuy nhiên phần lớn mọi người lựa chọn dịch vụ bên ngoài hơn như là MailChimp, SendGrird, GetRresponse để gửi email dạng marketing, email số lượng lớn. Bản thân mình thấy như vậy sẽ hay hơn vì dịch vụ mail của các nhà cung cấp này sẽ tốt hơn và đảm bảo việc mail gửi vào inbox tốt hơn so với hệ thống mail của mã nguồn và hơn hết quản trị mail service luôn là việc khó khăn và chỉ dành cho những sysadmin có kinh nghiệm.

Tùy biến khuyến mãi: Magento ghi điểm ở vấn đề này khi cung cấp các tính năng tích hợp như là tăng giá, khuyến mãi, phiếu giảm giá một cách linh hoạt, các sản phẩm liên quan, vận chuyển miễn phí, kết hợp sản phẩm v…v…
Ngoài ra bạn có thể cài thêm add-ons miễn phí để tạo thêm chức năng quảng cáo.

Với Shopify mã giảm giá và coupon là chức năng có sẵn rồi, tuy nhiên với các chức năng khác thì bạn phải bỏ ít ngân sách ra mua thôi.

Hỗ trợ các kênh bán hàng khác: Cả hai nền tảng đều cho phép bạn tích hợp và bán sản phẩm ở các kênh khác. Magento có danh sách mã khách hàng lấy ở một ứng dụng từ thị trường mở rộng giúp bạn tích hợp và bán hàng qua các kênh khác. Bạn cũng sẽ có Google Shopping API, tuy nhiên bạn cũng cần ít kinh nghiệm đẻ phát triển được nó và tích hợp vào hệ thống mà không gặp trục trặc.

Với Shopify bạn cũng dễ dàng bán được sản phẩm thông qua Google Product và để tích hợp được bạn chỉ cần liên hệ với bên cung cấp mã nguồn Shopify để họ hỗ trợ thêm. Bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng đẻ bán hàng trên eBay, Amazon.

Phân tích và thống kê số liệu: Magento cung cấp cho bạn bản báo cáo chi tiết và toàn diện và cũng khá phức tạp. Bạn sẽ số liệu báo cáo về doanh thu bán hàng, thuế, hoàn phí, hóa đơn, đánh giá sản phẩm và sản phẩm được xem nhiều nhất…Ngoài ra còn có những từ khóa mà khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên trang của bạn. Bạn sẽ nhìn thấy số liệu thống kê này ngay trên bảng điều khiển của bạn.

Với Shopify thì báo cáo nhìn vào dễ hiểu hơn và nhìn cũng đơn giản hơn, tất nhiên là thua Magento vì không cung cấp được nhiều thông tin bằng. số liệu báo cáo của Shopify bao gồm doanh số bán hàng, traffic đến từ các vị trí nào, trang giới thiệu, thiết bị, tổng doanh thu được chia theo vị trí mà khách hàng mua…

6. Magento vs Shopify: Chi phí

Bây giờ cùng Cuongquach.com xem thử rằng chi phí để sử dụng và hoạt động cho cả hai nền tảng này thế nào nhé.

Chi phí thiết lập: Với Shopify bạn không cần trả thêm bất kỳ chi phí nào nữa cho việc thiết lập. Đồng thời, họ cũng cho bạn một bản trial 14 ngày không tính phí để bạn tạo một cửa hàng thương mại điện tử kiểm thử các tính năng trước khi quyết định mua luôn hay không.

Magento phiên bản thương mại cũng không cần chi phí thiết lập gì cả, tuy nhiên có thể bạn cần phải thuê một anh dev (lập trình viên) phát triển và tạo cửa hàng buôn bán online cho bạn.

Một điều khác nữa là bạn cần phải trả tiền thuê hosting (server) và tiền mua domain. Nếu không có 2 điều này website của bạn sẽ không chạy được đâu.

Chi phí hằng tháng: Shopify có 4 gói khác nhau tùy vào nhu cầu và tính năng mà bạn muốn. Cụ thể như sau:
– Shopify life – 4$/tháng – gói thấp nhất và cho phép bạn thiết lập tính năng liên kết cửa hàng trên facebook.
– Shopify basic – 29$/tháng – cung cấp tính năng cơ bản nhất.
– Shopify – 79$/tháng – cung cấp những tính năng phổ biến nhất mà bạn cần.
– Shopify Advanced – 299$/tháng – cung cấp những tính năng cao cấp hơn.
Thêm nữa là có gói Shopify plus cung cấp cho khách hàng thuộc tầng doanh nghiệp.

Tất cả các gói trên đều không giới hạn số lượng sản phẩm, file lưu trữ, hosting miễn phí, domain và chứng chỉ SSL.

Magento phiên bản cộng đồng thì miễn phí, tuy nhiên tiền duy trì domain và hosting (server) nằm vào khoảng 5$ – 100$ tùy nhu cầu của bạn.
Magento phiên bản doanh nghiệp thì có license là 18.000$/năm, chưa kể bạn cần thuê thêm một anh dev với lương tầm 10$ – 15$/1h.

Phí lưu lượng (băng thông): Shopify không tính thêm phí lưu lượng, trong khi đó Magento phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ hosting (server). Vì vậy nếu bạn lựa chọn Magento thì nên lựa chọn nhà cung cấp nào mà họ unlimited băng thông các bạn nhé.

Phí giao dịch: Trong trường hợp bạn sử dụng cổng thanh toán của Shopify thì miễn phí.
Nếu bạn sử dụng phương thức hoặc cổng thanh toán khác thì bạn sẽ phải trả thêm phí như sau:
– Shipify lite ($9/tháng) : 2%
– Shopify Basic ($29/tháng) : 2%
– Shopify ($79/tháng) : 1%
– Shopify Advanced ($299/tháng) : 0.5%

Mức Credit Card mà bạn bị tính phí là:
– Shipify lite ($9/tháng) : 2.9% + $0.30
– Shopify Basic ($29/tháng) : 2.9% + $0.30
– Shopify ($79/tháng) : 2.6% + $0.30
– Shopify Advanced ($299/tháng) : 2.4% + $0.30

Với magento bạn sẽ trả thêm khoản phí giao dịch dựa trên cổng thanh toán mà bạn dùng. khoản phi này sẽ thay đổi tùy vào giải pháp mà bạn dùng.

Chi phí theme/template: Cả hai nền tảng đều có rất nhiều theme và template miễn phí và có tính phí (Tất nhiên Magento phong phú hơn).

7. Tổng kết

Shopify thì cung cấp giải pháp dễ thiết lập và sử dụng, bạn cũng sẽ không cần bận tâm tìm kiếm nơi lưu trữ mã nguồn của mình. Nền tảng này còn cung cấp sự hỗ trợ tuyệt vời và luôn có sẵn khi bạn cần. Bất lợi của nền tảng này là mã nguồn đóng, bạn không thay đổi được nhiều thứ trong mã nguồn cũng như kho ứng dụng nghèo nàn.

Magento là nền tảng mã nguồn mở với nhiều tính linh hoạt, bạn toàn quyền quản lý và tạo ra site thương mại điện tử theo cách mà mình muốn. Chức năng xây dựng marketing cũng tốt hơn shopify cùng với kho ứng dụng phong phú, được đóng góp từ cộng đồng. Nhược điểm ở nền tảng này là với phiên bản cộng đồng bạn sẽ khó mà tìm kiếm sự hỗ trợ tốt, nếu muốn bạn phải bỏ tiền mua phiên bản thương mại.

Theo mình thấy thì Magento cung cấp nhiều tính năng hơn, nhưng nếu bạn muốn mọi thứ xuôn sẻ và vận hành theo cách ổn định nhất thì bạn cần ít nhất một anh IT (developer + system) đấy. Còn bạn, bạn nghĩ như thế nào về sự khác nhau khi so sánh Magento và Shopify trong cuộc chiến mã nguồn thương mại điện tử? Hãy chia sẽ cùng Cuongquach.com nhé. Cám ơn các bạn đã theo dõi.

Quách Chí Cường: Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !
Related Post