Hướng dẫn cài đặt Kali Linux với hình ảnh chi tiết

Kali Linux, một hệ điều hành mã nguồn mở chứa tập hợp các chương trình sử dụng cho hoạt động kiểm tra lỗi bảo mật của các ứng dụng, dịch vụ trên Internet. Vậy nếu bạn đang có nhu cầu cài đặt Kali Linux phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu, tìm tòi,… thì ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn các bước cài đặt Kali Linux thông qua hình ảnh cực kì chi tiết. Bài hướng dẫn này có thể áp dụng cài Kali Linux trên máy ảo hoặc máy thật.

Cấu hình máy tính tối thiểu

– Dung lượng ổ cứng tối thiếu 20GB.
– RAM tối thiểu 1GB, khuyến cáo sử dụng từ 2GB trở lên.
– Máy tính phải có hỗ trợ USB boot hoặc boot từ CD-DVD.

Phiên bản cài đặt

Phiên bản Kali Linux được dùng trong ví dụ hình ảnh của bài hướng dẫn cài đặt Kali Linux này là : 2017.1
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các hướng dẫn hình ảnh trong bài viết này để cài đặt các phiên bản Kali Linux khác nhé.

1. Tải bản cài đặt Kali Linux

– Trang download : https://www.kali.org/downloads/
– Các bạn có thể chọn các phiên bản khác nhau tuỳ mục đích và nhu cầu cá nhân hoá. Ở đây mình sẽ chỉ sử dụng phiên bản mặc định “Kali 64bit“, bản “2017.1“.

– Chuẩn bị USB Boot Live Kali Linux. (Xem thêm: Hướng dẫn tạo USB Boot Live Kali Linux trên Windows). Các bạn cũng có thể tham khảo bài tiếng anh chính hãng : https://docs.kali.org/downloading/kali-linux-live-usb-install

2. Cài đặt Kali Linux

– Bạn tiến hành cắm USB Boot chứa bản cài đặt Kali Linux vào máy tính hoặc máy ảo bạn muốn cài.

Bước 1:
– Khi Kali hiện Menu cài đặt hãy chọn “Graphical Install” như ở hình dưới.

Bước 2: Các cấu hình cơ bản cần thiết
– Chọn ngôn ngữ hiển thị trong hệ điều hành Kali Linux. Mình chọn tiếng anh (english).

– Chọn khu vực đất nước của bạn, hệ điều hành sẽ setup cho bạn. Cứ chọn 1 nước bất kì, khi ta vào sử dụng Kali Linux ta sẽ cấu hình lại về khu vực Hồ Chí Minh.

– Chọn loại bàn phím mà bạn sẽ sử dụng. Mình chọn “America English“.

– Lúc này Kali Linux sẽ nạp các chương trình cần thiết cho quá trình cài đặt lên RAM.

Bước 3: cấu hình thông tin hệ điều hành Kali Linux

– Đặt hostname đại diện cho OS Kali Linux của bạn. Ở đây mình dùng tên domain là ‘kali.cuongquach.com‘.

– Thiết lập thông tin mật khẩu cho user root, bạn nên đặt mật khẩu phức tạp. Ở đây mình lấy ví dụ là ‘123456‘. Chọn “Show password in Clear” sẽ hiển thị mật khẩu bạn đang nhập để giúp bạn kiểm tra lại.

– Bạn có nhớ ở bước 2, khi bạn chọn khu vực đất nước thì ở bước này sẽ hiển thị các khu vực thời gian (timezone) của đất nước đó phù hợp để bạn set. Cứ chọn đại 1 khu vực nào đó, mình ở timezone GMT +7 nên sẽ cấu hình lại khi vào OS.

Bước 4: cấu hình phân vùng ổ cứng cho OS Kali Linux

– Ở phần này bạn có thể cài đặt phân vùng tự động với option “Guided – use entire disk” . Nhưng quá trình tự động dễ làm mất dữ liệu và các phân vùng trước đó của hệ thống. Nên mình khuyến cáo tự thiết lập phân vùng bằng tay với sự lựa chọn “Manual“.

4.1 Chọn ổ cứng phân vùng trống của bạn
– Ví dụ là ổ ‘sda‘ và nhấp chọn chấp nhận việc cấu hình tay phân vùng ổ cứng.

– Chọn ‘yes‘ để đồng ý việc tạo phân vùng bằng tay áp lên OS.

4.2 Cấu hình cài đặt các phân vùng cần thiết
Chúng ta sẽ cài đặt 3 phân vùng như sau :

  • /boot (200 MB)
  • /swap (4 GB)
  • / : phân vùng root, dung lượng disk còn lại.

4.2.1 Phân vùng ‘boot’

– Chọn loại ‘Mount Point‘ là phân vùng tên ‘/boot‘ .
– Xác nhận việc cấu hình thông tin phân vùng ‘/boot‘.

4.2.2 Phân vùng ‘/swap’


– Chọn phần ‘Use as:’.

– Chọn loại filesystem là ‘swap area‘.

– Xác nhận việc cấu hình thông tin phân vùng ‘/swap‘.

4.2.3 Phân vùng root ‘/’ 

– Mặc định ‘Mount point‘ là ‘/‘ nên không cần chọn kiểu khác làm gì.

4.3 Kết thúc cấu hình phân vùng

– Chọn ‘Yes‘ , xác nhận thực hiện ghi thông tin partition như đã cấu hình xuống ổ cứng.

– Quá trình cài đặt thông tin data hệ thống xuống ổ cứng diễn ra.

Bước 5: Cấu hình mạng mirror

Ở nội dung “Use a network mirror” chọn “Yes” để trình cài đặt tìm mirror gần nhất với bạn để cài đặt các chương trình với phiên bản mới nhất. Nếu bạn chọn “No” thì các gói chương trình sẽ cài đặt từ đĩa ISO Kali Linux. Bạn có thể chọn ‘No‘ nếu chưa cấu hình Network.

Bước 6: cài đặt GRUB Boot loader

Bước đến đây, các bạn chọn Yes nếu muốn cài đặt GRUB boot, và chọn ổ cứng muốn cài đặt ví dụ là ổ ‘sda‘.

Bước 7: kết thúc quá trình cài đặt Kali Linux
– Lúc này bạn chỉ cần chờ đợi quá trình cài đặt cuối cùng của Kali Linux hoàn tất nữa là có thể sử dụng được rồi. Sau khi việc cài đặt tự reboot sẽ tự boot vào OS Kali Linux và bạn sẽ đăng nhập sử dụng được rồi.

Vậy là bạn đã hoàn tất việc cài đặt hệ điều hành Kali Linux phiên bản ‘2017.1‘ rồi. Chúc các bạn dễ dàng thực hiện các thao tác trên khi cài đặt Kali Linux nhé.

Previous articleCảnh báo lỗ hổng bảo mật Stack Clash trên Linux 2017
Next articleLỗi chuột nhấp nháy liên tục và cách khắc phục
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !