5 thói quen tốt cần được duy trì khi bạn Quản trị Hệ Thống

5 thói quen tốt cần được duy trì khi bạn là một Quản trị Hệ ThốngCuongquach.com | Là một quản trị viên hệ thống mạng giỏi, bạn sẽ không chỉ giỏi về chuyên môn cùng các kỹ năng kỹ thuật cần thiết, mà bạn cần có thêm những phẩm chất để phát triển bản thân thành một quản trị viên tốt, dưới đây là 5 thói quen bạn cần phải biết để duy trì.

5 thói quen tốt của quản trị viên mạng

Có thể bạn quan tâm chủ đề khác
7 website giáo dục trực tuyến quốc tế tuyệt vời cho dân IT
Top 5 kỹ năng Cloud dân IT cần có trong năm 2018
Top 11 sai lầm người quản trị hệ thống hay mắc phải
7 mẹo giúp bạn cải thiện sự hài lòng của khách hàng

1. Giám sát, đo lường và ghi lại

Vâng, giả sử bạn biết rằng phân vùng swap trên server Linux được sử dụng ngày hôm nay là do có vấn đề gì đó với lượng sử dụng bộ nhớ RAM từ ứng dụng và nó là nguyên nhân khiến server trở nên chậm chạp. Nhưng khách hàng của công ty lại phàn nàn với người quản lý là có vấn đề, cấp trên yêu cầu bạn cung cấp thêm dữ liệu.

Ôi trời!!! Bạn không hề viết tài liệu hay báo cáo lại vấn đề này. Bạn là người chịu trách nhiệm vận hành hệ thống này, vì vậy dù không hẳn server hoạt động chậm do lỗi của bạn thì họ cũng quy trách nhiệm về cho bạn thôi. Vì vậy cần có một hệ thống để giám sát, đo lường số liệu và ghi chép lại dữ liệu, các thông tin đó sẽ là số liệu báo cáo hoàn hảo cho bạn trong lần kế tiếp khi bạn cần đề xuất nâng cấp phần cứng hoặc để cải thiện vấn đề gây ra bởi phần mềm chứ không phải do khâu quản trị của bạn gây ra.

Ngay cả khi bạn đang vận hành một máy chủ cho khách hàng là cá nhân hay là server dành riêng cho bạn thì các dữ liệu giám sát đó sẽ cung cấp cho bạn những nguyên nhân hợp lý nếu một ngày không may xảy ra sự cố.

Danh sách dưới đây là các thông số hệ thống nên bắt đầu theo dõi, ghi chép, lập biểu đồ, vẽ đồ thị:

  • Load average
  • Memory usage
  • Disk I/O per second
  • Lưu lượng mạng Mbits per second
  • Network thông qua mỗi virtual host/ site
  • Transfer GB/month
  • Transfer per virtual host
  • Dung lượng lưu trữ trên disk mỗi tháng và hằng ngày nếu có file được cập nhật lên hoặc bị xóa đi.
  • Thời gian phản hồi trung bình của web service.
  • Thời gian phản hồi trung bình của PHP (Ruby/Python/…). Việc kiểm tra web giúp bạn rất nhiều trong quá trình debug vấn đề do mã nguồn hay do hệ thống.
  • SSH login mỗi ngày/mỗi tháng bởi user, IP.
  • Bất cứ thứ gì bạn cảm thấy cần thiết hoặc được đề cập khi cần báo cáo lên cấp trên.

Một khi bạn có được các thông tin giám sát thích hợp này rồi, bạn sẽ bắt đầu dần thấy được một tiêu chuẩn dữ kiện giám sát về hệ thống xử lý hằng ngày. Từ đó bạn có thể so sánh thấy sự bất thường. Đây là khởi đầu tốt nhất cho việc troubleshoot vấn đề hệ thống mà bạn quản trị sẽ gặp phải.

2. Phát triển thói quen quản lý dự án

Ngay cả khi bạn thực hiện một dự án nhỏ, dự án một mình thì việc viết ra một phạm vi các công việc, yêu cầu của các bên liên quan, mong đợi của họ trong dự án,.. là một hành động vô cùng hữu ích.

Sau đó bạn cần lập thời gian biểu và ghi lại các hoạt động của bạn. Viết lại tài liệu khi hoàn tất, ngay cả khi dự án bạn phát triển dành cho bạn. Nghe có vẻ như công việc bạn phải làm như dân văn phòng, tiếc xúc với giấy tờ, văn bản hơn là công việc SysAdmin, nhưng tin mình đi, nó sẽ giúp ích trong việc tổ chức bàn giao hệ thống khi sau này người mới vào tiếp quản hệ thống của bạn chẳng hạn. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để bàn giao, thậm chí là cho chính bản thân mình nữa. Đừng nên để một ngày đẹp trời nhìn lại hệ thống system service mình đã build, tự thắc mắc không biết mình đã làm quái gì trên đó rồi nhỉ.

3. Phát triển một hệ thống cho công việc hằng ngày

Nếu bạn dành cả ngày để làm việc nhưng lại không có một danh sách công việc cụ thể nào khi ấy sẽ thật khó giải thích với sếp rằng chính xác tuần tới bạn sẽ làm những gì tiếp theo. Giả sử ngày làm hôm nay là 8 tiếng và tôi sẽ dành 8h này để hoàn thành 3 công việc trong “List To-Do”. Như vậy nhìn vào danh sách bạn có thể đánh giá được mức độ ưu tiên cho công việc nào trước, từ đó giải quyết lượng công việc như bạn mong đợi.

4. Phát triển kỹ năng giao tiếp (bán hàng, thuyết trình …)

Thật sự, ngay từ hồi chưa đi làm tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ quá đầu tư kỹ năng giao tiếp cho đến khi tôi đi thực tập, một người anh đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi rất nhiều. Trong đó anh ấy khuyên tôi nên học thêm kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp và giờ đây khi tôi đi làm được 2 năm rồi tôi mới thấy nó quý giá. Ngày hôm nay, một mình bạn “ôm”  đống server và bạn chỉ muốn làm đúng công việc kỹ thuật của mình, muốn mọi thứ vận hành trơn tru. Nhưng ngày mai, khi team bạn có thêm đồng nghiệp, hoặc bạn được luân chuyển đến vị trí khác. Lúc ấy bạn sẽ thấy giá trị của kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình là quý báu thế nào.

Khi bạn cần đề xuất một ý tưởng, một giải pháp và bạn muốn mọi người nghe và hiểu được những gì bạn trình bày cũng ủng hộ ý tưởng của bạn. Hay bạn cần tư vấn cho khách hàng nâng cấp thêm tài nguyên cho máy chủ web, hoặc đề xuất giải pháp hệ thống để đáp ứng được nhu cầu họ gặp phải, hoặc có thể bạn cần làm việc với team dev và khẳng định cho họ biết rằng code họ chưa tối ưu phần nào đó, gây tốn tài nguyên server ra sao. Hãy học thêm kỹ năng giao tiếp nhé.

5. Bắt đầu chuẩn bị cho một kịch bản “điều gì sẽ xảy ra nếu…”

Bỗng một ngày Server của bạn sẽ bị crash, bị hack, backup của bạn bị hư hại,…. Trong tương lai bạn sẽ gặp các trường hợp như thế, vì vậy hãy luôn chuẩn bị các cách xử lý nếu chẳng may tình huống đó xảy ra. Luôn đặt các trường hợp chẳng may xảy ra để nếu điều đó đến mình cũng sẽ không quá bối rối. Điều gì sẽ xảy ra nếu server bị ngắt kết nối đột ngột khi cúp điện và giờ server Linux báo “kernel not found”. Điều gì sẽ xảy ra nếu khách hàng yêu cầu khôi phục dữ liệu và file backup thì đang hư hỏng.

Điều này sẽ tốt cho bạn, vì khi bạn tự nghĩ ra kịch bản và bạn có thể tự thiết lập kịch bản để xử lý tình huống tốt nhất. Như là bạn làm lab vậy, vừa nâng cao trình độ vừa có thể hữu ích khi sự cố xảy ra tránh sếp la khách mắng.

Tổng kết

Bài viết của CuongQuach tới đây là hết rồi, bạn thấy những thói quen này có thực sự tốt cho người quản trị viên mạng không?! Các bạn còn có những thói quen nào tốt nữa chia sẻ cho mình và mọi người biết nhé. Cám ơn các bạn đã theo dõi.

Nguồn: https://cuongquach.com/

Previous article5 phương pháp tăng cường bảo mật dữ liệu
Next articleEbook Cẩm nang bảo mật mạng cho lứa tuổi teen – Own Your Space – Microsoft (PDF)
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !