Tìm hiểu RAM Disk là gì, tmpfs là gì trên Linux

RAM Disk là gì ? Phân vùng tmpfs trên Linux là gì ? Có bao giờ bạn thắc mắc trên hệ thống Linux thường sẽ có 1 phân vùng ‘/dev/shm‘ với dung lượng nhất định không quá thấp hay không ? Ví dụ:

# df -h
Filesystem Size Used Avail Use% Mounted on
/dev/sda3 18G 8.3G 8.3G 50% /
tmpfs 497M 181M 316M 37% /dev/shm
/dev/sda1 190M 47M 133M 27% /boot

1. Tổng quan về tmpfs

Phân vùng đó thường được gọi giống như ‘RAM Disk‘ hay hệ thống tập tin tmpfs. Như tên gọi của nó ‘tmpfs‘ là ‘temporary filesystem‘ = ‘temporary storage‘ (vùng lưu trữ tạm) với khả năng truy cập đọc và ghi rất nhanh trên vùng lưu trữ được đó. Quan trọng là chúng ta cần nhớ rằng dữ liệu trên vùng lưu trữ tmpfs sẽ bị mất khi hệ thống bị reboot hay không, cực kì thích hợp để chứa dữ liệu cache site của website trên vùng ‘tmpfs‘. Tại sao khi reboot sẽ mất dữ liệu ? Do file system tmpfs được lưu trữ trên RAM, nếu nếu mà hết RAM hay hệ thống bị reboot thì dữ liệu cũng sẽ bị mất y như dữ liệu trên RAM. Thông thường bạn sẽ thấy phân vùng ‘tmpfs‘ trên OS Linux với các cái tên ‘/run‘, ‘/var/run‘, ‘/dev/shm‘, ‘/var/lock‘.

ramdisk tmpfs là gì

Vậy hiểu nôm na thì RAM Disk là một phần dung lượng vật lý của RAM được format dưới dạng file system (tập tin hệ thống). Từ file sytsem này bạn có thể mount nó vào 1 thư mục và sử dụng như 1 phân vùng ổ cứng.

Về cơ bản là có 2 loại RAM Disk trên Linux:
– ramfs
– tmpfs

Ở đây chúng ta sẽ chỉ bàn về tmpfs. Chúng ta nên lưu ý do tmpfs chứa dữ liệu trên RAM ảo cũng như là RAM thật, nên nếu ta không tính toán cẩn thận mà chứa quá nhiều dữ liệu lên phân vùng ‘tmpfs‘ sẽ dễ khiến hệ thống bị thiếu bộ nhớ RAM để hoạt động. Cũng may một điều răng, khi bạn đã fixed mức dung lượng cho 1 file system tmpfs thì hệ thống sẽ không cho phép bạn ghi dữ liệu hay chứa dữ liệu vượt quá mức đã quy định.

Bạn có thể tạo phân vùng ‘tmpfs‘ trên Linux như thế nào ? Có thể tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết các bước tạo RAM Disk tmpfs trên Linux ra sao.

2. Ưu điểm và khuyết điểm

Ưu điểm:
– Tốc độ đọc/ghi rất nhanh (dữ liệu lưu trên RAM mà).
– Phù hợp để lưu trữ cache như Web Server Caching page.

Khuyết điểm:
– Dữ liệu lưu trên phân vùng file system tmpfs sẽ bị mất khi reboot hệ thống.
– Nếu tính toán không kĩ sẽ gây hết RAM sử dụng cần thiết.

Ok như vậy bạn đã tìm hiểu về ‘tmpfs’ hay RAM Disk cơ bản là gì rồi đấy. Giờ bạn đã biết tmpfs là gì chưa nào ?!

Previous article[Ebook] CCNA Routing and Switching Practice Test, 1500 questions
Next articleBài tập lập trình shell, nhập tên tuổi và xuất ra năm đạt 100 tuổi
Bạn đang theo dõi website "https://cuongquach.com/" nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !